Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Vượt khó hoàn thành chỉ tiêu
Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn trong đó có gánh nặng tuổi tác và chấn thương của vận động viên để hoàn thành chỉ tiêu đề ra tại Paralympic Paris 2024.
Gánh nặng tuổi tác và chấn thương
Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự Paralympic Paris 2024 với 7 vận động viên, tranh tài ở 3 môn thể thao, gồm: Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Đặng Thị Linh Phượng, Châu Hoàng Tuyết Loan (cử tạ); Đỗ Thanh Hải, Lê Tiến Đạt (bơi) và Phạm Nguyễn Khánh Minh (điền kinh). Trong đó, chỉ có Nguyễn Phạm Khánh Minh thuộc thế hệ 9X, số còn lại đều là thế hệ 8X và 7X, riêng Châu Hoàng Tuyết Loan đã 49 tuổi.
Ở tuổi 41, lực sĩ Đặng Thị Linh Phượng vẫn thi đấu đầy quyết tâm. Ảnh: Reuters |
Lớn tuổi đồng nghĩa với thể lực giảm sút, nhiều vận động viên của thể thao người khuyết tật Việt Nam không còn giữ được phong độ. Trong đó, chấn thương mãn tính ở vai của Lê Văn Công là đáng tiếc nhất. Trước khi Paralympic Paris 2024 khởi tranh, Lê Văn Công thường xuyên phải dùng đến thuốc giảm đau, nhưng vẫn gánh vác trọng trách nặng nề.
Khó khăn về chuyên môn chưa dừng lại khi các vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam không có điều kiện tập huấn và thi đấu quốc tế. Trong đó, đội tuyển điền kinh và cử tạ chỉ tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia TP Hồ Chí Minh; các tuyển thủ bơi tập trung tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Đà Nẵng. Trước những khó khăn trên, lãnh đạo Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên quan tâm, động viên, giúp các tuyển thủ vững vàng tâm lý.
Điểm sáng Lê Văn Công
Tại Paralympic Paris 2024, Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam xác định trọng trách giành huy chương vào lực sĩ Lê Văn Công (hạng 49kg nam) và Nguyễn Bình An (hạng 54kg). Dù chưa toàn toàn bình phục chấn thương, nhưng Lê Văn Công đã không phụ sự kỳ vọng của người hâm mộ và giới chuyên môn khi chinh phục thành công mức tạ 171kg, qua đó giành huy chương đồng. Với kết quả trên, Lê Văn Công đã hoàn tất bộ sưu tập huy chương vàng, bạc, đồng tại sân chơi Paralympic. Trước đó, lực sĩ sinh năm 1984 này giành huy chương vàng Paralympic Rio 2016, đoạt huy chương bạc Paralympic Tokyo 2020.
Lực sĩ Lê Văn Công giãi bày, có thể so với hai kỳ Paralympic trước, đây là thành tích thấp nhất của Công. Nhưng với riêng Công, tấm huy chương đồng này mới thật sự ý nghĩa. Ý nghĩa bởi Công không chỉ phải chinh phục đòn tạ, cạnh tranh với các đối thủ mạnh hàng đầu thế giới mà còn phải vượt qua những khó khăn của chính bản thân mình. “Sau lần cử 171kg, vai Công đã rất đau. Dù vậy, Công vẫn cố gắng với hy vọng có thể tăng thành tích. Nhưng lần cử 176kg, vai đau nhói khiến Công suýt rơi tạ. Thi đấu xong trở về, tay phải của Công đau đến mức không thể cầm đũa ăn cơm”, lực sĩ Lê Văn Công bày tỏ.
Lực sĩ Lê Văn Công giành huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024. Ảnh: Reuters |
Nếu như Lê Văn Công hoàn thành mục tiêu đề ra là giành huy chương thì đáng tiếc nhất là lực sĩ Nguyễn Bình An đã tái phát chấn thương và không thể hoàn thành bài thi. Nếu như không gặp chấn thương bất ngờ, Nguyễn Bình An hoàn toàn có thể chinh phục huy chương. Thành tích tốt nhất của Nguyễn Bình An khi giành huy chương đồng Asian Para Games 4 diễn ra năm 2023 là 184 kg. Trong khi đó, tại Paralympic Paris 2024, tốp các vận động viên giành huy chương vàng, bạc, đồng hạng 54kg nam lần lượt là 188 kg, 185kg và 179kg.
Dù không nằm trong nhóm giành huy chương, nhưng thành tích của Lê Tiến Đạt và Đỗ Thanh Hải ở nội dung chung kết 100m bơi ếch nam hạng thương tật SB5 đáng biểu dương. Lê Tiến Đạt xếp thứ 4 với thành tích 1 phút 35,03 giây, còn Đỗ Thanh Hải đứng thứ 5 với thời gian 1 phút 35,61 giây.
Đánh giá về màn trình diễn của các vận động viên Việt Nam tại Paralympic Paris 2024, ông Lê Đức Thọ, Tổng Thư ký Ủy ban Paralympic Việt Nam cho biết, giành suất tham dự Thế vận hội người khuyết tật đã khó, việc đoạt được huy chương càng khó gấp bội. Những cố gắng của cả đoàn và đặc biệt là các vận động viên Việt Nam để hoàn thành chỉ tiêu giành huy chương là rất đáng tự hào.
HOA LƯ
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.