Thị trường là yếu tố quyết định để trái cây Việt Nam hội nhập
Trái cây là mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong những năm vừa qua. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường là yếu tố quyết định đến xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quyết định phát triển ngành cây ăn trái chủ lực đến năm 2025 và 2030 với 14 loại cây ăn trái có kim ngạch xuất khẩu cao được tập trung phát triển thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam.
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam thì thị trường mới là yếu tố quyết định đến xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam.
14 loại cây có kim ngạch xuất khẩu cao được chọn để tập trung phát triển
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết, khu vực Tây Nguyên còn dư địa phát triển cây ăn trái rất lớn vì đất trên đó tốt. Trong đó, có những cây phù hợp để phát triển như: sầu riêng, bơ, chanh dây…
Đối với sầu riêng, người dân từ miền Tây lên sản xuất nhiều và họ rất am hiểu về kỹ thuật canh tác, trong khi người tại chỗ qua thời gian học hỏi kinh nghiệm cũng hiểu biết nhiều nên sầu riêng ở đó mang lại hiệu quả cao và hiện nay phát triển rất nhiều.
Còn với chanh dây, nếu phát triển đúng cách như kiểu Đài Loan, có nghĩa thu hoạch phải để trái tự rụng, chứ không hái như kiểu Việt Nam, thì chanh dây sẽ có chất lượng cao nhất, khi đó sản phẩm sẽ có giá trị cao hơn. Nói tóm lại, dư địa của chanh dây ở Tây Nguyên còn lớn lắm, nếu sản xuất bài bản, đúng kỹ thuật.
Trong khi đó, bơ cũng là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, nó sản xuất để dầu, chứ không phải như những loại cây ăn trái khác, cho nên, muốn tỷ lệ dầu đạt cao phải bón phân và thu hoạch đúng lúc. Đặc biệt, phải chọn trồng cho đúng vì thế giới chỉ nhập khẩu giống bơ hass, chứ những loại bơ của Việt Nam trồng hiện nay các nước không nhập khẩu, nếu có cũng không bao nhiêu và giá rất rẻ.
Định hướng, quy hoạch đảm bảo tính cân đối giữa các địa phương
Ảnh minh họa, nguồn internet.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu,định hướng cũng chỉ là định hướng thôi, còn nông dân và doanh nghiệp có “đi theo” hay không là chuyện khác. Ví dụ, như cây chuối có người làm bán rất rẻ, nhưng có người làm bán giá rất cao, thành ra định hướng là một chuyện nhưng tuỳ theo từng doanh nghiệp sẽ có cách khai thác nhau, lợi nhuận khác nhau. Cây chuối của nông dân trồng bán có 15.000 đồng/kg, trong khi của doanh nghiệp lên tới 35.000-40.000 đồng/kg.
Định hướng, quy hoạch là phải có, để tránh tình trạng lộn xộn, và đảm bảo tính cân đối giữa các địa phương và trên bình diện chung cả nước. Trên cơ sở căn cứ vào hiện tại để quyết định định hướng phát triển. Đấy là việc làm cần thiết, nhưng nông dân và doanh nghiệp không cần thiết phải căn cứ hoàn toàn theo đó để làm, mà họ còn phải dựa vào tín hiệu của thị trường. Nếu mặt hàng bán được tốt trong khi dư địa thị trường vẫn còn khả năng khai thác, thì họ sẽ tăng năng lực sản xuất, kinh doanh. Còn quy hoạch vẫn cần thiết phải có.
Sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường
PGS.TS Nguyễn Minh Châu nhận định, sản phẩm đạt chất lượng là một quá trình tổng hợp, trong đó, quan trọng là sản phẩm phải an toàn và chất lượng. Nghĩa là, về hình thức phải đồng đều, truy xuất được nguồn gốc, còn về chất lượng thì sản phẩm không được tồn dư hoá chất, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Trên thực tế, hiện nay các sản phẩm không truy xuất được nguồn gốc thì phải bán với giá trị thấp, chỉ khi nào dán được nhãn hiệu lên thì mới bán được với giá trị cao. Và muốn có phát triển thương hiệu bền vững thì trái cây phải ngon, phải an toàn, trong đó bao gồm cả yếu tố phát triển đúng hình dạng yêu cầu của sản phẩm.
Tất nhiên, doanh nghiệp và nông dân muốn bán hàng ở đâu thì phải theo định hướng và yêu cầu của thị trường đó, chứ không thể giống nhau được. Ví dụ, cùng là thanh long, nhưng có thị trường ưa chuộng loại trái nhỏ vì mỗi người có thói quen sẽ ăn một trái, trong khi có thị trường thì người tiêu dùng có tập quán ăn chung nên cần loại trái lớn.
Vì vậy, muốn bán được hàng với giá trị cao trước tiên phải thực hiện nghiên cứu thị trường, ghi nhận yêu cầu của nơi nhập khẩu như thế nào để đáp ứng. Về lâu dài nên ký được hợp đồng trước rồi bắt tay vào sản xuất, chứ sản xuất xong mới đi tìm thị trường sẽ rất rủi ro.
Hướng đi mới để phát triển 14 loại cây ăn trái có tính khả thi cao
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu, chúng ta có thể học tập mô hình của Đài Loan, thị trường này tuy nhỏ nhưng có nhiều chiến lược phù hợp để giúp ngành cây ăn trái phát triển, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân.
Ví dụ, đối với cam, quýt và bưởi thì Đài Loan yêu cầu là phải trồng cây sạch bệnh vì như vậy sẽ giúp mầm bệnh trong môi trường ngày càng ít đi. Trong khi đó, Việt Nam nếu cứ cho cây không sạch bệnh phát triển, thì mầm bệnh trong môi trường trồng trọt sẽ ngày càng lớn hơn, gây ảnh hưởng cả những cây sạch bệnh hiện hữu.
Muốn nông dân trồng cây sạch bệnh, thì vai trò của các cơ quan, tổ chức nhà nước cần thể hiện ở việc cung cấp giốn cây sạch bệnh và trợ giá cho người nông dân mua giống. Trên thực tế, các giống cây sạch bệnh có giá thành cao hơn và không phải người nông dân nào cũng có thể kham nổi khoản chi phí gia tăng này.
Lê Pháp (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.