• Click để copy

Thiếu cơ sở thực hành cho sinh viên ngành y

Khối ngành sức khỏe là một trong những nhóm ngành rất quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Những năm gần đây, khối ngành này đã có sự phát triển cả về số lượng trường đào tạo và sinh viên theo học. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề bảo đảm chất lượng đào tạo.

Kết nối đào tạo viện-trường

Đào tạo bác sĩ là ngành học liên quan đến tính mạng của con người, vì vậy nguồn nhân lực trong khối ngành này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹ năng thực hành cao. Nhìn, sờ, cảm nhận, lắng nghe trực tiếp từ người bệnh trong quá trình thăm khám khác rất nhiều so với việc học lý thuyết trên lớp. Việc hằng ngày đi buồng thăm khám bệnh nhân cùng với giảng viên của những sinh viên từ năm thứ ba Trường Đại học Y dược Hải Phòng giúp các em học được những gì xảy ra với người bệnh một cách thực tế. Sau khi đi buồng về, sinh viên tiếp tục làm việc, báo cáo và thảo luận với giáo viên ngay tại bệnh viện để giải quyết những tình huống cụ thể trong quá trình thăm khám, chữa bệnh.

Sinh viên Nguyễn Trang Linh, Trường Đại học Y dược Hải Phòng chia sẻ: “Chúng em đang học một ca bệnh của một bệnh nhân đau niệu quản trái. Nếu học viên chỉ khám và thăm hỏi ở bệnh nhân thì không thể biết để khai thác hết thông tin. Qua việc tiếp cận bệnh án, làm báo cáo và giảng giải của thầy, học viên nắm rõ hơn về dấu hiệu triệu chứng, biến chứng của bệnh hay những phản ứng của người bệnh với tình trạng bệnh tật để đưa ra phương hướng giải quyết. Chúng em còn nắm bắt cả những nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng, mong muốn của người bệnh”.

Thiếu cơ sở thực hành cho sinh viên ngành y
Một buổi báo cáo ngay tại bệnh viện sau khi sinh viên thực hành thăm khám bệnh nhân. 

Vừa là giảng viên, vừa thực hiện nhiệm vụ Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, bác sĩ Phạm Quốc Hiệu cho hay: “Chúng tôi có lợi thế là trường đại học có bệnh viện nên việc học kiến thức đi liền với thực hành. Bệnh viện của trường có quy mô giường bệnh lớn, không gian rộng. Hệ ngoại khoa có số lượng bệnh nhân khá đông, sinh viên có cơ hội tiếp cận nhiều mặt bệnh trong quá trình thực tập. Mỗi em phụ trách một bệnh nhân nên sinh viên có đủ không gian, thời gian và cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân”.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của bệnh viện thực hành, PGS, TS Đinh Thị Thanh Mai, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi có nhiều bệnh viện thực hành, từ các tuyến bệnh viện quận, huyện đến tuyến tỉnh. Trường đã mở rộng thêm 4 cơ sở thực hành tại Quảng Ninh với hàng nghìn giường bệnh nên số lượng sinh viên được trải đều để học tập tại các cơ sở thực hành khác nhau. Ban giám đốc và bác sĩ những viện đó gần như là cựu sinh viên của trường nên sự kết hợp viện-trường rất tốt”.

Hiện nay, mô hình viện-trường vẫn là mô hình đào tạo lý tưởng cho khối ngành sức khỏe. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít trường đại học y công lập lâu đời, không phải cơ sở đào tạo nào cũng có mô hình này.

Quá tải nơi thực hành

Nếu như trước đây, việc đào tạo y khoa chỉ giới hạn ở một vài trường với đầu vào rất khắt khe thì những năm gần đây, việc này đã trở nên đại trà với đầu vào ở mức phổ thông. Số trường ngoài công lập được phép mở ngành, đào tạo nhóm ngành sức khỏe cũng tăng lên rất nhanh khiến số lượng sinh viên ngành y tăng lên nhanh chóng. Đáng nói là nhiều cơ sở chưa bảo đảm đủ giáo viên và bệnh viện, cơ sở y tế để sinh viên thực hành, thực tập. Việc thiếu hụt cơ sở thực hành không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn khiến cho sinh viên cảm thấy căng thẳng, mất tự tin và không muốn theo đuổi nghề y.

Theo thông tin từ GS, TS, bác sĩ Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, cách đây hơn 15 năm, Việt Nam có 8 trường y và mỗi năm có hơn 3.000 người tốt nghiệp. Hiện nay có hơn 32 trường đào tạo bác sĩ y khoa, hằng năm đào tạo 12.000 bác sĩ y khoa. “Như vậy, số lượng bác sĩ tăng gấp 4 lần nhưng số bệnh viện dạy thực hành cho sinh viên có tăng được gấp 4 lần hay không là một câu hỏi. Nếu bệnh viện không tăng được với một tỷ lệ tương ứng, làm sao bảo đảm rằng chúng ta có thể dạy thực hành một cách chất lượng như trước”, GS, TS, bác sĩ Trần Diệp Tuấn bày tỏ.

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe nhưng trường cũng mới chỉ có một bệnh viện đặt tại Hà Nội. Để đào tạo sinh viên tại cơ sở Thanh Hóa, trường phải cử giảng viên về tận nơi, đồng thời kết hợp với các bệnh viện lớn nhất của Thanh Hóa nhằm phục vụ hoạt động đào tạo lâm sàng cho sinh viên. Bác sĩ Vũ Đức Thịnh, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội khẳng định giảng viên của trường sẽ thay nhau về hướng dẫn, kèm cặp các học viên để bảo đảm chất lượng sinh viên học tập tại Thanh Hóa và Hà Nội ngang bằng chất lượng. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng có thời điểm được luân chuyển về học tập tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội để bảo đảm chất lượng học tập đầu ra.

Tuy nhiên, do tình trạng nhiều trường chưa có bệnh viện thực hành, thiếu giảng viên cơ hữu nhưng lại có chỉ tiêu đào tạo xấp xỉ hoặc nhiều hơn cả các trường y truyền thống dẫn đến tình trạng một số bệnh viện trở thành cơ sở thực hành của nhiều trường y ở các trình độ khác nhau, dẫn đến quá tải về tỷ lệ sinh viên thực hành trên một giường bệnh tại một thời điểm. Bác sĩ Vũ Đức Thịnh cho biết Trường Đại học Y Hà Nội có nhiều cơ sở thực hành, nhưng hiện tại có rất nhiều cơ sở đào tạo y khoa cũng mong muốn gửi sinh viên về học tập tại các bệnh viện lớn. Do đó, quá tải là tình trạng chung, không thể tránh khỏi. 

Chất lượng sinh viên hiện nay cũng rất đáng quan ngại. Hầu như các bệnh viện lớn đều nhận sinh viên từ nhiều trường khác nhau, sự gắn bó của trường và bệnh viện trở nên lỏng lẻo vì thiếu sự cam kết của đôi bên. “Hiện nay ở các bệnh viện, số lượng sinh viên rất đông. Nhiều đến mức mà tôi tin rằng việc đào tạo thực hành là hết sức lo ngại”, GS, TS, bác sĩ Trần Diệp Tuấn trăn trở.

Y, bác sĩ ngày càng đông là tín hiệu vui cho ngành y tế. Nhưng ngày càng có nhiều y, bác sĩ mà trong quá trình đào tạo không được tiếp cận bệnh án khi học lâm sàng, không viết được bệnh án, không có cơ hội thực hành nhiều thì rất có nguy cơ trở thành những “bác sĩ Google” chỉ biết và giỏi lý thuyết. Điều này, đôi khi còn nguy hại hơn cả việc thiếu y, bác sĩ.

Bài và ảnh: HÀ TRANG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.