Thời tiết khắc nghiệt dẫn đến khủng hoảng nước cam
Theo The Conversation, ngành công nghiệp nước cam đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Khoảng 50 triệu tấn cam được trồng mỗi năm trên thế giới, 34% trong số đó ở Brazil. Tính đến nay, Brazil là nhà xuất khẩu nước cam lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 70% nguồn cung toàn cầu. Các vùng trồng cam của Brazil gần đây đã phải chịu ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán và nắng nóng, cũng như bệnh vàng lá gân xanh.
![]() |
Nông dân thu hoạch cam ở Brazil. Ảnh: Bloomberg |
Do đó, sản lượng cam ở Brazil được dự báo sẽ giảm hơn 24% trong mùa vụ 2024-2025. Đây là vụ thu hoạch có năng suất thấp nhất của đất nước Mỹ Latin này kể từ cuối thập niên 1980. Cùng với Brazil, sản lượng ở các vùng trồng cam lớn khác như: Bang Florida (Mỹ), Israel, Tây Ban Nha và Argentina cũng suy giảm. Những áp lực này khiến giá nước cam cô đặc tăng cao.
Theo Financial Times, giá nước cam đã gặp khó khăn kể từ cuối năm 2022, khi bão và rét đậm tàn phá vườn cam ở bang Florida, khu vực trồng cam chính ở Mỹ-nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, giá nước cam bắt đầu tăng nhanh trong bối cảnh vụ mùa thất thu tại Brazil khiến thị trường lo lắng. Giá nước cam cô đặc được giao dịch trên sàn giao dịch liên lục địa Intercontinental Exchange đạt 4,92USD/pound vào ngày 28-5, gần gấp đôi so với giá cùng kỳ năm trước. Chủ tịch Hiệp hội Nước ép rau quả quốc tế (IFU) Kees Cools cho biết: “Đây là một cuộc khủng hoảng. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều gì tương tự, ngay cả trong những đợt băng giá và bão lớn”.
Tình trạng giá nước cam tăng gây ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng và có thể định hình lại ngành công nghiệp nước cam toàn cầu. Tại Nhật Bản, quốc gia thường nhập khẩu 90% nước cam, giá nước cam tăng vọt chưa từng thấy do nguồn cung thiếu hụt bởi thiên tai và bệnh hại cây ăn quả tại các nước sản xuất cam. Một nguyên nhân khác khiến giá nước cam tăng là đồng yên yếu. Do đó, chi phí nhập khẩu nước cam cao. Điều này đã buộc nhiều nhà sản xuất Nhật Bản phải tạm dừng bán các sản phẩm nước cam.
DƯƠNG ANH
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.