Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
Sáng 5-5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng.
Dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi, chúc sức khỏe, thành công và đánh giá cao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đồng chí lãnh đạo, đại biểu tham dự Hội nghị.
Thủ tướng cho biết, nội dung chính của Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng là bàn về việc tổ chức triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4-5-2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. |
Theo Thủ tướng, việc hoàn tất phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời điểm này có ý nghĩa quan trọng chín muồi để cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia vào vùng; cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn; triển khai các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng và liên ngành; đẩy nhanh thực hiện các đột phá chiến lược nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế của vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và các vùng lân cận.
Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, đánh giá khó khăn, thách thức, vướng mắc để xác định phương hướng, giải pháp khắc phục, triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ với mục tiêu đưa kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Cho biết, nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, thành viên Hội đồng Điều phối Vùng, đại diện các bộ, ngành, cùng các đại biểu thảo luận, cho ý kiến làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của quy hoạch; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển Vùng…
Hội nghị lần thứ ba Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. |
Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu nêu các vấn đề khó khăn, thách thức chủ yếu và kiến nghị phương hướng tháo gỡ, khắc phục; các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể giao cho các bộ, ngành và địa phương vùng Đông Nam Bộ để thực hiện Quy hoạch vùng với hiệu quả cao nhất; các vấn đề đặt ra trong công tác điều phối Vùng khi quy hoạch được phê duyệt; công tác phối hợp nội vùng, liên vùng, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương…
Tại Hội nghị, Hội đồng đã công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4-5-2024.
Theo đó, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Đông Nam Bộ đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển kinh tế xanh, phát thải cacbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nhanh hệ thống đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước; trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.
Theo Hội đồng, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23-11-2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Các Bộ, ngành và địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã khẩn trương quán triệt các nội dung, ban hành các kế hoạch hành động, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ.
Qua hơn 1 năm triển khai, vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những kết quả tích cực, đáng khích lệ. Tại Chương trình hành động của Chính phủ đề ra 19 chỉ tiêu phát triển, 35 nhiệm vụ, 29 dự án quan trọng, liên kết vùng cần thực hiện đến năm 2030. Đến nay đã hoàn thành 2 nhiệm vụ; khởi công 4 dự án quan trọng; đang triển khai các thủ tục đầu tư 5 dự án; đang nghiên cứu, triển khai 20 dự án.
Hội đồng nhận định, các cơ quan Trung ương, địa phương đã quán triệt các nội dung, ban hành các kế hoạch hành động, phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.
Các đề án, nhiệm vụ đang triển khai hoặc đã có kết quả cụ thể, đóng góp chung vào sự phát triển của Vùng. Trong đó, đã khởi công các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, có tính liên kết vùng; thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết nội vùng và với các vùng khác trong cả nước; hoàn thành Quy hoạch vùng; tích cực rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù vùng; nghiên cứu từng bước hình thành các trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Nhờ đó, kinh tế-xã hội trong vùng từng bước phát triển; an ninh, quốc phòng, đối ngoại ổn định, tăng cường; chứng minh tính đúng đắn của Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ. Dù vậy, còn một số khó khăn về hạ tầng giao thông chưa kết nối đồng bộ; khoa học công nghệ chưa thực sự phát triển và các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa…
TTXVN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.