Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển hạ tầng giao thông trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”
Sáng 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Dự phiên họp có các Phó thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc; các thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Ban quản lý dự án, các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các nhà đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong 3 nhiệm kỳ qua và trong các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng đều xác định tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
![]() |
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông vận tải. |
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai hiệu quả phát triển hạ tầng giao thông gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy, giúp kết nối con người với con người, kết nối vùng, kết nối cả nước, kết nối quốc tế, giảm thời gian đi lại, giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí logistics, tạo công ăn việc làm, tạo không gian phát triển mới…
Theo Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh tăng trưởng của thế giới suy giảm, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được thúc đẩy, đạt mức cao. Tới đây, cùng với việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, thực hiện “bộ tứ chiến lược”, các nhiệm vụ thường xuyên khác vẫn phải được thúc đẩy, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng, trong đó đầu tư, nhất là đầu tư công, mà giao thông là ngành có tỷ trọng cao.
Cho biết, dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm; dịp Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh tới đây cả nước sẽ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án; dịp Kỷ niệm 79 năm Ngày toàn quốc kháng chiến và chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XIV cả nước tiếp tục khởi công, khánh thành các công trình, dự án khác.
![]() |
Quang cảnh phiên họp. |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ, trong đó tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án; thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay, 1.000km đường ven biển, các dự án đường sắt, đường bộ kết nối với Lào, Trung Quốc…
Đặc biệt, tập trung bàn sâu vào việc thúc đẩy triển khai xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, quyết tâm khởi công trong năm 2025 để kết nối đường sắt Việt Nam với Trung Quốc, Trung Á, châu Âu; thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông, trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phải nêu cao ý thức chấp hành, thái độ với công việc và kết quả, hiệu quả làm việc, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ các thành viên Ban Chỉ đạo phải “nói thật, làm thật, hiệu quả thật, tránh bệnh hình thức”; tập trung đánh giá, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai các công trình, dự án.
Đặc biệt, các địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát các vấn đề về vật liệu xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng. Bộ Tài chính rà soát vấn đề giải ngân. Bộ Xây dựng rà soát, thúc đẩy các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng…
Theo Ban Chỉ đạo, hiện nay các dự án thuộc Ban Chỉ đạo gồm 37 dự án/95 dự án thành phần, trong đó có 35 dự án thuộc lĩnh vực đường bộ và 2 dự án thuộc lĩnh vực hàng không. Kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì họp 16 phiên và đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra hiện trường, làm việc với các địa phương để chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tiến độ các dự án.
Các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ được giao, đến nay nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, tiến độ thi công các dự án chuyển biến rõ rệt, đặc biệt 19 dự án, dự án thành phần đã đưa vào khai thác. Trong đó nổi bật như hoàn thành đưa vào khai thác 16 tuyến cao tốc nâng tổng số đường bộ cao tốc của cả nước từ 1.327km lên 2.268km, đưa vào khai thác tuyến đường kết nối và nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đang triển khai thi công 52 dự án, dự án thành phần cơ bản bám sát tiến độ đề ra.
Tại phiên họp lần thứ 16 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ đã giao 33 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương, trong đó tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án; đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 26 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu. Ngoài ra, các cơ quan đang tích cực triển khai 2 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 5 nhiệm vụ chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu…
TTXVN
Tin mới
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm từ 9-5 đến 15-6
Nhằm siết chặt công tác quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 7-5-2025 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.
Thùng hàng che biển số, băng dính xóa số xe: Shipper đang lách luật như thế nào?
Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dịch vụ giao hàng nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng nhiều tài xế giao hàng (shipper) cố tình che lấp, làm mờ hoặc sửa đổi biển số xe khi tham gia giao thông.
Tập huấn công tác quản lý, vận hành trung tâm cai nghiện cho lực lượng chức năng Lào
Ngày 9-5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) thông tin, thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống ma túy; Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Bộ Công an Lào xây dựng Trung tâm cai nghiện tại Vientiane.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sao cho hiệu quả?
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày (không thu phí) đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) được đông đảo phụ huynh, học sinh và dư luận đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tổ chức như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả, giảm áp lực học tập cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện.
Ngăn chặn bạo lực học đường - cần nhiều giải pháp căn cơ
Tình trạng bạo lực học đường, đua xe trái phép hay mang hung khí gây rối trật tự công cộng do thanh thiếu niên thực hiện đang ngày càng trở nên phổ biến, gây lo ngại trong dư luận. Những hành vi tưởng như bột phát đó thực chất là hệ quả của một quá trình tích tụ lâu dài, bắt nguồn từ các đứt gãy trong gia đình, môi trường giáo dục, tâm lý lứa tuổi, truyền thông và cả sự lỏng lẻo trong quản lý xã hội.
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1275/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2025 tại khu vực phía Bắc.