Thủ tướng Thái Lan từ chối bình luận về khả năng chính phủ thiểu số
Ngày 9-5, Thủ tướng Thái Lan sắp mãn nhiệm Prayut Chan-o-cha đã từ chối bình luận về khả năng nước này sẽ có một chính phủ thiểu số sau cuộc bầu cử ngày 14-5 tới, đồng thời cho biết muốn chờ kết quả trước khi tiến hành thương lượng với các đảng khác.
![]() |
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Nguồn: AFP/TTXVN |
Ông Prayut, ứng cử viên của đảng Quốc gia Thái Lan Thống nhất (UTN) vào chức thủ tướng, cam kết sẽ lựa chọn điều tốt nhất cho đất nước khi chính phủ tiếp theo được thành lập. Nhà lãnh đạo đã cầm quyền 8 năm qua tại Thái Lan cũng kêu gọi người dân giữ thái độ ôn hoà. Ông nói thêm rằng cho dù ai là người lãnh đạo chính phủ tiếp theo cũng sẽ tiếp tục công việc để cải thiện cuộc sống của nhân dân Thái Lan.
Vấn đề chính phủ thiểu số trở thành chủ đề nóng sau khi Phó thủ tướng Wissanu Krea-Ngam tuần trước nói rằng cuộc bầu cử có thể dẫn đến một chính phủ không nắm nhiều ghế nhất tại Hạ viện. Thuật ngữ “chính phủ thiểu số” đang được sử dụng để mô tả kịch bản mà trong đó các đảng không giành đa số tại Hạ viện vẫn có thể cầm quyền bằng việc sử dụng sự ủng hộ của Thượng viện không qua bầu cử. Phát biểu của ông Wissanu đã vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều chính khách từ các đảng đối lập.
Các cuộc thăm dò dư luận công khai trước thềm bầu cử cho thấy đảng Tiến lên và đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) trong khối đối lập đang dẫn đầu về sự ủng hộ. Đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân (PPRP) và UTN đang bị bỏ lại phía sau, nhưng hai đảng này lại có thể trông đợi vào sự ủng hộ của 250 thượng nghị sĩ được quân đội bổ nhiệm.
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.