Thúc đẩy chuyển đổi số Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 29-10, tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo: "Thúc đẩy chuyển đổi số Đồng bằng sông Cửu Long".
Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Quang cảnh hội thảo: "Thúc đẩy chuyển đổi số Đồng bằng sông Cửu Long". |
Cùng tham dự còn có lãnh đạo của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng hàng trăm doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Hội thảo là dịp để giới thiệu những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong triển khai chuyển đổi số tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó có thể lan tỏa, nhân rộng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại khu vực.
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Thời gian qua, chính quyền các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai chính phủ số, xây dựng các trung tâm điều hành thông minh phục vụ quản lý nhà nước, tổng thể địa phương. Cùng với đó xã hội số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có bước phát triển.
Thời gian qua, tỷ lệ người dùng mạng internet, điện thoại thông minh không ngừng tăng lên, thanh toán số, tiêu dùng số trở nên thông dụng. Giáo dục số, y tế số đã phần nào xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đặc biệt với vai trò là vùng nông nghiệp quan trọng của cả nước, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được các địa phương quan tâm. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ 4.0 vào trong khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu đã được nhiều doanh nghiệp trong vùng quan tâm, từ đó mang lại hiệu quả thiết thực giúp giảm chi phí sản xuất, rủi ro do thiên tai, nâng cao chất lượng sản phẩm....
Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn vùng.
Theo ông Phan Tâm, có rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy chuyển đổi số. Đầu tiên là nhiệm vụ phát triển mạnh hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng điện toán đám mây; kế đến là nhiệm vụ thông minh hóa hạ tầng các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số…
Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị tập trung thảo luận làm rõ, cụ thể các bài toán phát triển cần giải quyết. Theo ông Tâm, để người dân Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao chất lượng cuộc sống, phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Muốn vậy cần chuyển đổi số để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hóa sản vật với mảnh vườn nhà mình.
“Vùng nên cân nhắc chọn chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1 để phát triển nhanh nhân lực số. Cho phép, thúc đẩy đại học số. Đại học số không cần nhiều giảng đường, giáo viên. Đại học số thì sinh viên vẫn ở nhà, vẫn cày cấy giúp bố mẹ và vẫn học đại học. Đại học số thì nhiều người có thể học đại học. Đại học số có thể giúp giải quyết bài toán thiếu nhân lực số…”, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.
Các đại biểu thảo luận trước thềm hội thảo. |
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng chuyển đổi số để cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ ưu tiên trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Việc thúc đẩy chuyển đổi số sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro thiên tai, nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, chất lượng cao. Việc thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp quản lý, khai thác, bảo vệ tốt hơn các nguồn tài nguyên vô giá đang bị đe dọa như quỹ đất đai, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản…, hỗ trợ hiệu quả công cuộc chống biến đổi khí hậu…
Để chuyển đổi số nhanh và hiệu quả, các đại biểu đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp. Theo các đại biểu, người đứng đầu các đơn vị phải vào cuộc, chịu trách nhiệm chính về chuyển đổi số, tiến hành thử nghiệm chuyển đổi số. Cùng với đó, phải kiến tạo thể chế, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và phát triển hạ tầng số như hạ tầng băng rộng, mạng 5G… Đồng thời, cần đầu tư hơn nữa nguồn lực vật chất và tài chính cho chuyển đổi số.
Thúy An
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.