• Click để copy

Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Singapore, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và Liên hợp quốc

Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia, ngày 7-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc trao đổi với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres.

Ba nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình thế giới, các xu thế lớn về hòa bình, hợp tác và phát triển; các diễn biến gần đây ở khu vực. Ba nhà lãnh đạo chia sẻ nhận định kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn; cạnh tranh chiến lược nước lớn diễn biến phức tạp; các điểm nóng khu vực, vấn đề sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa dân túy… đặt ra nhiều thách thức đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ cùng các nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương và đoàn kết quốc tế, đóng góp vào các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực và trên thế giới.

* Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Singapore, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và Liên hợp quốc
 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng cần phát huy hơn nữa tính kết nối và bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế; chú trọng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác còn nhiều tiềm năng như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dầu khí…; nghiên cứu mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo… 

Hai nhà lãnh đạo ủng hộ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực và lao động nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế tri thức của hai nước. Hai bên cũng nhất trí sớm trao đổi và ký kết một hiệp định liên chính phủ về hợp tác thương mại gạo để cùng nhau bảo đảm các mục tiêu về an ninh lương thực trước những biến động phức tạp của chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu thời gian qua.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về thúc đẩy hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề trên biển. Tổng thống Philippines khẳng định sẽ tiếp tục đối xử nhân đạo với các ngư dân bị bắt giữ trên tinh thần hữu nghị và đối tác chiến lược, cũng như sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng đối với các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) của Ủy ban châu Âu.

* Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng tái khẳng định mối quan hệ đối tác truyền thống, bạn bè gần gũi, thân thiết giữa hai nước và cùng chia sẻ lợi ích chiến lược tương đồng; đánh giá cao những bước phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả của quan hệ Việt Nam và Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng, trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời và tin cậy chính trị cao, hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và giao hai Bộ Ngoại giao tích cực phối hợp, thu xếp các chuyến thăm cấp cao trong thời gian tới; đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh và bền vững, mang lại lợi ích chung cho nhân dân Việt Nam và Ấn Độ.

Hai Thủ tướng nhất trí củng cố hợp tác an ninh - quốc phòng, lĩnh vực trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn gặp khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao các bộ, ngành và địa phương hai nước hợp tác chặt chẽ nhằm bổ sung thế mạnh của mỗi nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại hai chiều.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí giao cơ quan hàng không hai nước nghiên cứu mở rộng cấp phép cho các hãng hàng không của mỗi nước tăng tần suất khai thác các chuyến bay thẳng giữa các thành phố lớn của nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Thủ tướng Narendra Modi ghi nhận đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong việc ký Bản Ghi nhớ về Thương mại điện tử, Thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương, cũng như hạn chế áp dụng các rào cản thương mại đối với sản phẩm của nhau và khẳng định khuyến khích các tập đoàn lớn của Ấn Độ tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

* Ngày 7-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao cả kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân, trước mắt phối hợp chuẩn bị tốt cho chuyến thăm Bangladesh sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin khẳng định tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài thông qua áp dụng sản xuất xanh, sạch, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, sản xuất giày da; tích cực thúc đẩy doanh nghiệp hai nước kết nối, gia tăng đầu tư; trao đổi, sớm lập đường bay thẳng, tạo thuận lợi về thị thực nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân và mở rộng hợp tác du lịch; đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, quản lý thiên tai, chống biến đổi khí hậu.

Tổng thống Bangladesh đánh giá hợp tác thương mại - đầu tư thời gian qua phát triển ấn tượng, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 4 lần trong vòng 10 năm; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư sang Bangladesh; khẳng định tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh; phối hợp chặt chẽ bảo đảm an ninh lương thực; trong đó triển khai tốt Bản ghi nhớ về thương mại gạo giai đoạn 2022-2027.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tích cực hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, đóng góp vào xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng.

Tin, ảnh: TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.