Thực hiện các chính sách bảo hiểm trên môi trường số
Những năm qua, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của ngành theo định hướng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) cho biết: Thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31-3-2021 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm (1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng, được Chính phủ ưu tiên triển khai), BHXH Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện kho CSDL của hơn 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên toàn quốc; kết nối liên thông với gần 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB); có hơn 620.000 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc...; đây là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên môi trường số. Đặc biệt, BHXH Việt Nam luôn đi đầu trong việc tham gia, kết nối, chia sẻ CSDL giữa các bộ, ngành. Ngay khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành, khai thác, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên được Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ, đồng bộ thông tin công dân.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình quản lý tài khoản của người lao động bằng công nghệ. |
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Phương, BHXH Việt Nam đang đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành để “làm giàu” thêm CSDL Quốc gia về bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp như: Kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu khai sinh, khai tử, hưởng chế độ tử tuất, mai táng phí với Bộ Tư pháp (thực hiện liên thông đăng ký khai sinh-đăng ký thường trú-cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố); chia sẻ dữ liệu thẻ BHYT cho các cơ sở KCB để phục vụ KCB BHYT, bàn giao toàn bộ CSDL hộ gia đình tham gia BHYT cho Bộ Y tế để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử; bổ sung, điều chỉnh, chuẩn hóa dữ liệu trao đổi, chia sẻ với Tổng cục Thuế; duy trì việc kết nối, cung cấp số liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu và xác thực thông tin để hoàn thiện dữ liệu về học sinh, sinh viên với Bộ Giáo dục và Đào tạo; chia sẻ, khai thác nhóm thông tin về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội...
Đáng chú ý, liên quan đến kết nối, chia sẻ, đồng bộ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ các thông tin từ CSDL hộ gia đình tham gia BHYT phục vụ đối chiếu, đồng bộ với dữ liệu tiêm chủng cho Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông). Đồng thời, phối hợp, cung cấp các thông tin từ CSDL quốc gia về bảo hiểm cho UBND các tỉnh, thành phố để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mặt khác, để triển khai thí điểm công tác KCB BHYT bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, BHXH Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh, nâng cấp phần mềm phục vụ tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục KCB BHYT; đồng bộ số CCCD từ CSDL quốc gia về dân cư với dữ liệu người tham gia BHYT do BHXH Việt Nam quản lý. Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên CCCD gắn chíp nhằm xác thực chính xác danh tính người bệnh khi làm thủ tục KCB BHYT, hạn chế tối đa tình trạng trục lợi. Tính đến ngày 17-10-2022, toàn quốc đã có gần 12.000 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 91% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với gần 4 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.
Ông Nguyễn Hoàng Phương cũng cho biết thêm, hiện tại, toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ với hơn 20.000 tài khoản công chức, viên chức và người lao động trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của ngành. Theo đó, gần như các hoạt động của ngành bảo hiểm, cũng như các giao dịch của người tham gia, người dân, đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí trong các giao dịch với cơ quan BHXH.
Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về Chuyển đổi số của ngành, hình thành ngành BHXH Việt Nam số, với nguồn nhân lực số chất lượng cao. BHXH Việt Nam tiếp tục nâng cấp, hiệu chỉnh, hoàn thiện các phần mềm để đáp ứng các quy trình nghiệp vụ, bảo đảm 100% phần mềm được liên thông theo quy định; hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý, triển khai CSDL quốc gia về bảo hiểm; kết nối, chia sẻ với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam. Ưu tiên ứng dụng các công nghệ (như: AI, Bigdata, Cloud computing...) làm nền tảng cho phát triển ứng dụng, dịch vụ mới để mang lại hiệu quả trong quản lý, xây dựng thành công ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của tổ chức và cá nhân, mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Bài và ảnh: HÀ VŨ
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.