• Click để copy

Tiềm năng dồi dào cho hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng, tiềm năng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn, đồng thời nêu ra một số lĩnh vực mà hai nước có thể khai thác nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này.

Trong bài viết mới đây, tờ Global Times cho rằng, bất chấp bước tiến chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn duy trì đà phát triển tốt. Các con số thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong 5 tháng đầu năm 2023 chiếm gần 1/4 kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tờ báo này cũng trích dẫn phát biểu của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung tại Diễn đàn hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam-Trung Quốc do Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh hồi cuối tháng 6 vừa qua, trong đó nhấn mạnh: Việt Nam và Trung Quốc đều có dân số đông, cùng trong giai đoạn phát triển giống nhau và có tiềm năng lớn cho thương mại song phương. Các công ty Trung Quốc có năng lực, danh tiếng và công nghệ tốt được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc về thị trường và kinh doanh.

Phát biểu tại diễn đàn nói trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhận định còn rất nhiều dư địa để Việt Nam và Trung Quốc lập các kỷ lục mới trong hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời nhấn mạnh cần tìm giải pháp tốt nhất để các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu có điều kiện cống hiến cho sự phát triển quan hệ hai nước, đặc biệt là đầu tư hiệu quả tại Việt Nam.

Tiềm năng dồi dào cho hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Hoạt động sản xuất tại một nhà máy của Tập đoàn dệt may Texhong ở tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh 

Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc có những điều kiện tốt để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại. Lý giải về điều này, chuyên gia Zhuang Guotu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Xiamen, cho rằng, tin cậy chính trị lớn hơn giữa hai nước đã tạo ra nền tảng vững chắc, trong khi việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mở ra những cơ hội để làm sâu sắc hơn nữa chiều sâu, phạm vi hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời giúp hai nước phát huy lợi thế so sánh của nhau.

Dẫn số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam), Global Times cho biết, trong nửa đầu năm 2023, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 1,95 tỷ USD vào Việt Nam, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Trung Quốc bao trùm trên nhiều lĩnh vực như dệt may, chế tạo máy, điện tử và năng lượng mới.

“Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đầu tư vào các dây chuyền công nghiệp tại Việt Nam và đóng góp nhiều hơn vào việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước”, ông Hong Tianzhu, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Texhong (Trung Quốc)-doanh nghiệp có mặt ở Việt Nam từ năm 2006, nhấn mạnh.

Theo ông Hong Tianzhu, năng lực sản xuất của Trung Quốc kết hợp cùng những lợi thế về thương mại của Việt Nam trong kết nối với các thị thường lớn có thể giúp hai bên hoàn thành các dây chuyền cung ứng khu vực và tối đa hóa hiệu quả của hợp tác kinh tế, thương mại song phương.

Tương tự, Gu Xiaosong, một chuyên gia nghiên cứu về ASEAN, cũng đề cập tới tiềm năng to lớn trong phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời cho rằng Việt Nam cần khai thác hơn nữa các cơ hội từ thương mại biên giới và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là hoa quả, sang Trung Quốc.

“RCEP giúp hợp tác chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Việt Nam thậm chí trở nên rộng lớn hơn, đem tới những cơ hội dồi dào cho cả hai bên. Chẳng hạn, Việt Nam có thể tận dụng mạng lưới vận chuyển và logistics của Trung Quốc để vươn tới thị trường châu Âu trong tương lai”, chuyên gia Gu Xiaosong nhấn mạnh.

TRUNG DŨNG

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.