• Click để copy

Tiếp sức người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa

Từ đầu tháng 7-2023, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai hoạt động tiếp sức người tiêu dùng với đa dạng nhóm ngành hàng, khẳng định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong giữ vững ổn định thị trường. Các đơn vị còn triển khai đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản OCOP, giúp người tiêu dùng được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Tiếp sức người tiêu dùng bằng sản phẩm chất lượng

Hệ thống bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) triển chương trình “Gia đình Việt - Đại sứ xanh” từ nay đến ngày 12-7 với 2.860 sản phẩm ưu đãi đến 60% giá. Lựa chọn những mặt hàng nhu yếu phẩm tại siêu thị Co.opmart Phan Văn Trị (thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh), chị Hồ Thị Minh Quyên chia sẻ: “Trước khi mức lương cơ sở tăng từ đầu tháng 7-2023 thì hàng hóa ở các chợ bên ngoài đã tăng giá, tuy nhiên trong hệ thống siêu thị vẫn giữ giá bán, thậm chí còn nhiều chương trình ưu đãi đã giúp giảm áp lực chi tiêu của người nội trợ như tôi. Mong rằng, các hoạt động ưu đãi, kích cầu mua sắm của nhà bán lẻ luôn duy trì để tạo sự an tâm chăm lo cuộc sống của người dân trước biến động thị trường”.

Cũng từ tháng 7-2023, ngay sau khi việc giảm 2% thuế VAT có hiệu lực, 5 ngành hàng gồm: Hóa phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, may mặc thời trang và đồ dùng gia đình trong hệ thống hơn 800 điểm bán cả nước của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh đều giảm giá trung bình từ 22% đến 62% để kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Vận hành chuỗi Co.opmart cho biết: “Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã chuẩn bị hơn 2.000 sản phẩm cho kế hoạch này nhằm thiết thực hưởng ứng chủ trương hỗ trợ phục hồi và phát triển nhanh chóng hoạt động kinh doanh sản xuất”.

 Người tiêu dùng mua sắm hàng nông sản chất lượng tại hệ thống bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh. 

 Người tiêu dùng mua sắm hàng nông sản chất lượng tại hệ thống bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh. 

Cùng với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại Lotte Mart cũng triển khai chương trình khuyến mãi “Ẩm thực và gia đình” diễn ra đến ngày 11-7, giúp người tiêu dùng mua sắm sản phẩm chất lượng với giá thành tốt. Còn tại trung tâm thương mại MM Mega Market cũng tiếp sức người tiêu dùng với hơn 2.000 mặt hàng. Với các giải pháp thiết thực, các đơn vị, nhà bán lẻ đang góp phần kích cầu tiêu dùng, giữ chân khách hàng khi tình hình sức mua có thể biến động trước hiệu ứng “tăng lương”, “tăng giá” trên thị trường.

Bên cạnh nhà bán lẻ, trung tâm thương mại, một số doanh nghiệp cũng chủ động tiếp sức người tiêu dùng, thực hiện trách nhiệm xã hội bằng giải pháp điều chỉnh giảm giá sản phẩm. Diễn ra từ đầu tháng 7 đến hết tháng 9-2023, chương trình “Tiếp sức người tiêu dùng” của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam triển khai với những sản phẩm được người dân ưu chuộng như: Mì gói Hảo Hảo, phở Đệ Nhất... Chương trình giúp người tiêu dùng có thể cân đối chi tiêu trước áp lực tăng giá của nhiều loại hàng hóa khác.

Theo ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, doanh nghiệp luôn tự hào khi các sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng trong thời gian qua. Bên cạnh không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty luôn nhận thức cần có trách nhiệm đồng hành cùng xã hội và người tiêu dùng nên quyết định điều chỉnh giảm giá sản phẩm để giúp người dân tối ưu chi phí chi tiêu hàng ngày.

Tăng cường tiêu thụ hàng nông sản OCOP

Thời gian qua, các hệ thống phân phối lớn của TP Hồ Chí Minh đã tích cực tìm hiểu, sản phẩm và kết nối với các chủ thể nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) vào hệ thống siêu thị, cửa hàng phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuần lễ quảng bá nông sản hàng OCOP đang áp dụng trong hệ thống bán lẻ hiện đại: Siêu thị Co.opmart và Co.opXtra của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra đến ngày 12-7. Qua đó, giới thiệu nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã vừa được TP Hồ Chí Minh công nhận đạt OCOP. Theo đó, 7 doanh nghiệp, hợp tác xã tại thành phố phối hợp tăng cường quảng bá hàng nông sản OCOP tại các hệ thống phân phối của Saigon Co.op đạt tiêu chuẩn VietGAP để hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng.

 UBND TP Hồ Chí Minh vừa công nhận các doanh nghiệp, hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP.

 UBND TP Hồ Chí Minh vừa công nhận các doanh nghiệp, hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP.

Là một trong các đơn vị ký kết đưa hàng nông sản OCOP vào hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, đơn vị hai năm liền có sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Trong đợt công nhận của TP Hồ Chí Minh ngày 30-6-2023 vừa qua, đơn vị có 4 sản phẩm OCOP 4 sao chuyên về mật ong, tinh bột nghệ... Để đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm của đơn vị thực hiện sản xuất nghiêm túc từ đầu vào nguyên liệu, khu chế biến sản xuất, đầu ra thành phẩm. Riêng sản phẩm OCOP hạng từ 4 sao trở lên đều có những chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến như: VietGAP, HACCP, ISO...

“Đến nay, đơn vị, đã có 6 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao. Việc đạt chứng nhận sản phẩm OCOP đã tạo ra cơ hội để xây dựng thương hiệu, dễ dàng tiếp cận hơn với các kênh phân phối và người tiêu dùng, đồng thời là động lực để doanh nghiệp không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, con người, vùng nguyên liệu… cho ra những sản phẩm chất lượng, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và chung tay xây dựng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn”- ông Lư Nguyễn Xuân Vũ chia sẻ thêm.

Cùng với Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, một số đơn vị có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao vừa được TP Hồ Chí Minh công nhận như: Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn cầu có  5 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Ngọc Liên có 5 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huynh Đệ Tề Hùng với 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, 5 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao… cũng sẽ được đưa hàng hóa vào các kênh phân phối hiện đại, tạo nên sự đa dạng cho người tiêu dùng lựa chọn.

 Các đơn vị ký kết đưa hàng OCOP vào hệ thống bán lẻ hiện đại.

 Các đơn vị ký kết đưa hàng OCOP vào hệ thống bán lẻ hiện đại.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho biết: “Nhằm phát triển và khuyến khích các chủ thể tham gia nhiều hơn vào chương trình OCOP, thành phố đã có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP đã được công nhận. Trong đó, trọng tâm là tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP, hội chợ xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, chợ phiên nông sản cuối tuần, ký kết phân phối trong hệ thống bán lẻ hiện đại”.

Theo báo cáo vừa công bố của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, trong tháng 6-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 102.314 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Với những chương trình, giải pháp thiết thực tiếp sức người tiêu dùng, thành phố kỳ vọng sức mua của người tiêu dùng trong tháng 7-2023 được giữ vững và tăng lên.

Bài, ảnh: HỒNG GIANG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).