• Click để copy

Tộc người với phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo Việt Nam

Sáng 26-12, tại Hà Nội, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tộc người với phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo Việt Nam”.

Hội thảo được Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup tài trợ.

Theo thông tin từ hội thảo, trong những năm qua, ở lĩnh vực khoa học xã hội, đã có nhiều nghiên cứu về biển đảo dưới các góc độ: Kinh tế học, sử học, khảo cổ học, văn hóa học, du lịch, quan hệ quốc tế…, song các nghiên cứu về dân tộc học còn hạn chế. Sự hạn chế nghiên cứu về biển đảo của ngành dân tộc học ở Việt Nam chủ yếu là do phải tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách khác ở vùng đồng bằng, miền núi và biên giới trên đất liền.

<a title=
Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo.

Tại hội thảo, bước đầu bổ khuyết cho những hạn chế nêu trên, các nhà khoa học đã góp phần xác định vai trò, vị thế của các tộc người ở vùng biển đảo hay gắn với biển đảo trong lịch sử và bối cảnh hiện nay. Theo đó, các báo cáo đã đề cập đến nhiều vấn đề tộc người ở các vùng biển đảo quan trọng tại Việt Nam như: Vùng biển, đảo Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Những tộc người đã từng và đang có nhiều gắn bó với biển, đảo là Kinh (Việt), Hoa, Ngái, Chăm, Khmer…

PGS, TS Vương Xuân Tình (Hội Dân tộc học Việt Nam) trong báo cáo tại hội thảo đã đưa ra các nhận định về: Tộc người với biển đảo ở Việt Nam - Từ truyền thống cận duyên đến trung tâm của vấn đề phát triển. Theo PGS Vương Xuân Tình, để góp phần nhìn nhận sâu sắc thêm vấn đề tộc người với biển đảo ở Việt Nam, việc xem xét các nhóm tộc người-tôn giáo, mối quan hệ tộc người ở các vùng biển đảo cần được chú ý. Qua đó cho thấy sự gắn kết của những cộng đồng này về kinh tế, xã hội và văn hóa; mối quan hệ của tộc người trong nội vùng, liên vùng và xuyên quốc gia.

<a title=
Quang cảnh Hội thảo "Tộc người với phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo Việt Nam”.

Hội thảo góp phần xây dựng nền tảng cho hướng nghiên cứu mới về vấn đề tộc người với biển đảo ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những đánh giá thực trạng khu vực ven biển và hải đảo; xem xét vai trò của tộc người trong phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo, các tham luận đưa ra những vấn đề nảy sinh liên quan đến tộc người cũng như đề xuất các giải pháp và chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế-xã hội cho cư dân nơi đây theo hướng bền vững.

Tin, ảnh: KHÁNH AN

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).