• Click để copy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Luật Nhà giáo cần xác định vai trò quan trọng của người thầy

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Nhà giáo không chỉ là quy định những nội dung trước đây chưa quy định, mà cần vươn lên tầm mới, xác định vai trò quan trọng của người thầy - chủ thể chính của dự thảo luật.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, ngày 9-11, đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Nhà giáo. 

Khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy

Tham gia thảo luận tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhấn mạnh, với định hướng của Đảng, chúng ta cần quán triệt sâu sắc vị trí của người thầy, do đó, việc xây dựng Luật Nhà giáo không chỉ là quy định những nội dung trước đây chưa quy định, mà cần vươn lên tầm mới, xác định vai trò quan trọng của người thầy - chủ thể chính của dự thảo luật. Với tinh thần đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, xây dựng Luật Nhà giáo cần giải quyết mối tương quan giữa thầy và trò. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Luật Nhà giáo cần xác định vai trò quan trọng của người thầy
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Luật Nhà giáo cần xác định vai trò quan trọng của người thầy
Tổng Bí thư Tô Lâm, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu góp ý vào dự án Luật Nhà giáo.

Tổng Bí thư cho biết, chính sách của chúng ta là phổ cập giáo dục theo từng cấp học, trẻ em đến tuổi được đi học phải được đến trường, tiến tới phổ cập trung học. Không thể có học trò mà không có thầy, vì vậy cần quy định rõ trong luật nội dung này.

Cùng với đó, theo Tổng Bí thư, cần có phương án để biết rõ trong xã, trong huyện, trong khu phố, trong phường, trong thành phố năm nay sẽ có bao nhiêu cháu đến tuổi đi học. Như vậy, sẽ chủ động bố trí đủ thầy cô.

Đặt vấn đề giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu câu hỏi về tính chủ động hội nhập của nhà giáo cũng như việc giảng viên nước ngoài giảng dạy ở Việt Nam có phải chấp hành các quy định của Luật Nhà giáo hay không?

Ngoài ra, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng lưu ý, chính sách học tập suốt đời cần được quy định trong dự thảo luật, không thể quy định thô cứng theo kiểu giáo sư đến tuổi nghỉ hưu không còn là nhà giáo, không tham gia giảng dạy nữa. Nếu quy định như vậy sẽ không huy động được nguồn lực.

“Người già còn đi học, thầy đến tuổi nghỉ hưu lại không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn. Mà những thầy lớn tuổi lại là những thầy rất có uy tín, nhiều kinh nghiệm. Nếu quy định đến tuổi này mà không còn là nhà giáo nữa thì rõ ràng không huy động được nguồn lực", Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích.

Đồng thời, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, nhất là tại một số môi trường rất đặc biệt như trong trại giam hay giáo viên công tác tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Bí thư chia sẻ, khi đi các vùng miền núi thấy điều kiện rất khó khăn. "Trường ở cách xa nhà 20-30km, các cháu làm sao đi hằng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có trường, không có nơi ăn ở, sinh hoạt, thầy lại càng không thì làm sao được? Cô giáo đi lên trường miền núi, chẳng có thanh niên nào, chỉ có Công an, Bộ đội Biên phòng, thế lấy chồng thế nào, cả tuổi thanh xuân ở đó thế nào? Bộ đội, Biên phòng, Công an xã cũng không có nhà công vụ...", Tổng Bí thư bày tỏ.

Tổng Bí thư băn khoăn: "Bây giờ ai giải quyết vấn đề này? Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho thầy, cô giáo, người ta ở đấy 5-10 năm thì 5-10 năm đó họ ở đâu, xây dựng gia đình thế nào. Những khu vực đó rất đặc biệt, phải có những chính sách rất cụ thể và bao quát", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Cuối cùng, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, Luật Nhà giáo ra đời phải làm sao để người thầy khi đón nhận luật này phải thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi; tránh tình trạng sau khi luật ban hành lại khó khăn hơn trong việc chấp hành các quy định của luật.

Cần yêu cầu cao hơn để nhà giáo trở thành chuẩn mực, mẫu mực

Góp ý vào dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo cần yêu cầu cao hơn để trở thành chuẩn mực, mẫu mực. Đại biểu nhấn mạnh, nhà giáo không chỉ mẫu mực trong nghề nghiệp mà còn trong mọi hoạt động xã hội; đối xử tôn trọng, công bằng với người học là điều đương nhiên; đồng thời còn khuyến khích người học, tất cả ý kiến người học cần được đánh giá cao để bảo đảm tư duy sáng tạo; nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học của nhà giáo cũng cần được xã hội tạo điều kiện về nguồn lực, kinh phí…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Luật Nhà giáo cần xác định vai trò quan trọng của người thầy
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Giống như lực lượng vũ trang, cần quy định nhà giáo là đối tượng được ưu tiên thuê - mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh việc cơ quan soạn thảo đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, cần nghiêm cấm những hành vi không tôn trọng và xúc phạm nhà giáo…

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề nghị, giống như lực lượng vũ trang, cần quy định nhà giáo là đối tượng được ưu tiên thuê - mua nhà ở xã hội.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cũng nhấn mạnh, nhà giáo là đối tượng đặc thù, cần được quan tâm nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay đang có tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ, phân bổ chỉ tiêu giáo viên theo dân số ở địa phương. Giáo viên ở thành phố lớn thì thừa nhưng ở những vùng khó khăn lại thiếu. Việc tuyển chọn giáo viên vẫn đang do ngành Nội vụ ở các địa phương thực hiện nên không thể giải quyết được hết bài toán về thừa - thiếu giáo viên. 

Trước thực tế trên, đại biểu Tạ Văn Hạ đề xuất với Ban soạn thảo dự án Luật Nhà giáo là việc tuyển chọn giáo viên nên giao cho ngành Giáo dục ở các địa phương. Mặt khác, việc giảm biên chế cũng cần xem xét để bảo đảm chất lượng giảng dạy tốt nhất...

THẢO PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).