• Click để copy

TP. Hồ Chí Minh chưa ghi nhận ca bệnh cúm A H5N1

Vừa qua, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh đã thông tin về khả năng đáp ứng của ngành y tế thành phố khi xuất hiện cúm A HN51 ở biên giới Việt Nam- Campuchia, tại cuộc họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.

Tại buổi họp, thông tin về công tác phòng chống cúm A H5N1, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, sau khi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh có văn bản (chiều 24/02) cảnh báo tại các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia có 02 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 (trong đó có 01 trường hợp tử vong), Sở Y tế thành phố đã có văn bản chỉ đạo cho tất cả các cơ quan, ban ngành chủ động ứng phó.

Ảnh minh họaẢnh minh họa.

Theo đó, tại khu vực cửa khẩu, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tăng cường giám sát người đến từ các vùng dịch tại nước ngoài, bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế của HCDC tại Sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng hàng hải. Nếu có trường hợp nghi ngờ sẽ thực hiện thăm khám và chẩn đoán.

Tại các cửa khẩu này, Sở sẽ phối hợp Chi cục Thú y để kiểm soát tình trạng gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam. Ở cửa khẩu nội địa, ngành Y tế tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp viêm hô hấp cấp, đặc biệt là người bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm, có các triệu chứng nghi ngờ.

Cùng với đó, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng tăng cường giám sát để phát hiện các chùm ca bệnh viêm hô hấp cấp tại cộng đồng. Khi phát hiện những trường hợp bệnh viêm hô hấp nặng, chùm ca bệnh, Sở sẽ báo cáo và phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, có chẩn đoán, điều trị kịp thời; đồng thời báo cáo HCDC để tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.

Bên cạnh đó, HCDC tăng cường công tác truyền thông đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng tiếp xúc nhiều với gia cầm.

Theo bà Lê Hồng Nga, dịch cúm này chưa xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh. Trước đó, thành phố từng ghi nhận 04 ca bệnh cúm A H5N1 vào năm 2004, từ đó đến nay chưa ghi nhận thêm ca nào. Do đó, cúm A H5N1 chưa được coi là bệnh lưu hành tại thành phố. Tuy nhiên, với mức độ giao lưu ở địa bàn rộng lớn như TP. Hồ Chí Minh, cũng là nơi mua sắm, giao thương nhiều mặt hàng, HCDC cũng khuyến cáo người dân cảnh giác cao độ về nguy cơ xâm nhập của loại cúm này.

Đại diện HCDC cho biết, cúm A H5N1 được đánh giá là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Theo phân loại bệnh của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, cúm A H5N1 thuộc nhóm A, tức bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Từ thực tế này, bà Lê Hồng Nga khuyến cáo phải luôn có tinh thần phòng, chống bệnh cúm A H5N1; không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ, rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với gia cầm...

Hoàng Bách (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).