• Click để copy

Trang phục dân tộc Mông đen – Niềm tự hào của người dân Sa Pa

Không khí của mùa xuân đang về trên khắp các bản làng của vùng cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thời điểm năm mới đến, cũng là lúc bà con đồng bào dân tộc Mông – một dân tộc chiếm trên 52% dân số của thị xã Sa Pa lại xúng xính váy áo, những bộ trang phục truyền thống để đi chơi Tết.

Mùa xuân này, niềm vui ấy đã được nhân lên gấp bội phần khi nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen của thị xã Sa Pa đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

<a title=
  Vẽ sáp ong tại Khu du lịch Cát Cát, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là niềm vinh dự to lớn đối với nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa, khẳng định sức sống trường tồn trong dòng chảy văn hóa các dân tộc, đồng thời thể hiện đóng góp to lớn của văn hóa các dân tộc trong việc tạo điểm nhấn và thu hút khách du lịch đến với Sa Pa.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Mông thị xã Sa Pa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người. Bộ trang phục truyền thống của người Mông đen Sa Pa mang giá trị thẩm mỹ cao, nổi bật là các hoa văn trang trí trên trang phục thông qua kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống là đứa con tinh thần của cộng đồng người Mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thông qua nghệ thuật trang trí, họ gửi gắm khát vọng cháy bỏng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

<a title=
Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 

Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông đen đã được thị xã Sa Pa đón nhận vào tối 31-12-2023. Sự kiện này góp phần thiết thực vào giữ gìn và phát huy sự phong phú, đa dạng của bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn bè trong nước và quốc tế biết đến sự đa dạng và nét đẹp trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số thị xã Sa Pa.

Ông Đỗ Văn Tân, Phó chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: “Thị xã Sa Pa đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ bà con dân tộc Mông bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống. Hằng năm, các dự án về bảo tồn được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân việc bảo tồn văn hóa truyền thống chính là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch tại Sa Pa”.

<a title=
 Chương trình Talk show Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mông do UBND thị xã Sa Pa tổ chức.

Ngày nay, những họa tiết thổ cẩm, hoa văn trang trí trên trang phục của người Mông đen Sa Pa đã vươn mình ra thế giới, có mặt trong các show diễn thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng. Những sợi lanh, màu chàm hay họa tiết thổ cẩm được làm thành nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ thị trường du lịch và đáp ứng được thị hiếu của du khách quốc tế. Đã có rất nhiều bà con dân tộc Mông đen Sa Pa thành công, thay đổi cuộc sống nhờ linh hoạt, sáng tạo, gìn giữ trang phục truyền thống để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

<a title=
Chị Sùng Thị Lan, Giám đốc HTX Mường Hoa, xã Tả Van, thị xã Sa Pa trong trang phục người Mông đen Sa Pa. 

Chị Sùng Thị Lan, Giám đốc HTX Mường Hoa, xã Tả Van, thị xã Sa Pa - một người rất thành công trong việc mang thổ cẩm ra thế giới, góp phần tạo sinh kế cho chị em phụ nữ tại địa phương chia sẻ: “Để bảo tồn và lưu giữ trang phục truyền thống của người Mông đen chúng tôi đã cùng nhau thành lập nên Hợp tác xã Mường Hoa, tại đây chúng tôi có các tour du lịch như vẽ sáp ong, nhuộm chàm, dệt vải… du khách sẽ được trải nghiệm chân thực nhất cuộc sống của người đồng bào và cách để bảo tồn trang phục truyền thống hiệu quả nhất chính là giới thiệu nó với bạn bè trong nước và quốc tế”.

Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã trở thành niềm vui, niềm tự hào không chỉ của mỗi người dân tộc Mông mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân sinh sống tại thị xã Sa Pa, những người luôn tâm huyết, gắn bó để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch tại Sa Pa - xứ sở sương mù.

Bài, ảnh: PHẠM QUỲNH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.