• Click để copy

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4

Ngày 1-4, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã họp phiên thứ 5, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Thành Long, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, liên quan đến xử lý các vướng mắc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. 

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4
Phó thủ tướng Lê Thành Long chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP

Báo cáo tổng quát về quá trình rà soát, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho biết, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát 19.224 văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chức danh có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã và một số vấn đề khác liên quan đến cấp huyện, cấp xã cần nghiên cứu, xác định phương án xử lý theo định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Để thực hiện hiệu quả hoạt động rà soát, tháo gỡ vướng mắc, bất cập, Bộ Tư pháp đã lập tổ công tác về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. Bộ đã xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật để đưa vào vận hành thử nghiệm. 

Cho ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền, phân cấp cụ thể từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các bộ chuyên ngành cho đến cấp tỉnh, cấp huyện.

“Sắp tới, khi địa phương thiết lập cấp tỉnh, cấp xã mới, thì họ phải biết thẩm quyền của cấp huyện nay ai làm, tỉnh làm gì, xã làm gì và Trung ương phân cấp gì cho cấp tỉnh”, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nói và đề xuất mỗi Bộ cần xây dựng nghị định về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực mình quản lý. Ví dụ như Bộ Tài chính phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như thế nào cho cấp tỉnh, cấp xã.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, sau khi rà soát văn bản theo định hướng sửa đổi Hiến pháp thì Bộ Tài chính cần phải sửa đổi 195 văn bản quy phạm pháp luật. “Khối lượng rất lớn. Hiện, các đơn vị của Bộ Tài chính đang làm việc ngày đêm, kể cả ngày nghỉ”, Thứ trưởng Lê Tấn Cận nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng, trong sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp, cần lưu ý việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình trọng điểm, để việc chuyển tiếp nhịp nhàng, không bị gián đoạn.

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4
 Các đại biểu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt cho biết, Thanh tra Chính phủ đang khẩn trương xây dựng dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), để đáp ứng yêu cầu sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thanh tra Chính phủ đã trình dự thảo luật lên Chính phủ vào ngày 28-3 vừa qua để trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ chín. Trong luật này có sửa quy định tại một số luật chuyên ngành về chức năng của thanh tra bộ.

Kết luận phiên họp, Phó thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể, vì “không còn thời gian để lùi”. Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.

Lưu ý nguyên tắc, quan điểm, cách thức xử lý các văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp, tổ chức bộ máy, Phó thủ tướng lưu ý, Bộ Tư pháp nghiên cứu các đề xuất mới cũng như một số cơ chế đặc thù như xử lý các vấn đề về quy hoạch.

Đối với những văn bản mới được trình sau ngày 1-4-2025 thì thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025. Theo đó, quy trình sẽ đơn giản hơn, nhưng trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ nặng hơn, phải theo đến cùng.

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào đầu tháng 5-2025) liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, liên quan đến xử lý các vướng mắc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, thì các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6-4.

Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung cao độ để hoàn thiện các dự án luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, bảo đảm đầy đủ, toàn diện, bao quát cả các vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy.

TTXVN

Tin mới

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.

Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng

Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.

Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.