• Click để copy

Trồng bưởi Quế Dương mang lại thu nhập khá

Với lợi thế đất bãi nhiều phù sa ven sông Đáy, những năm gần đây, người dân xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã nhân rộng, phát triển trồng bưởi Quế Dương theo hướng hàng hóa.

Đây là giống bưởi đặc sản, quả to, vị ngọt ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bưởi Quế Dương đem lại lợi ích kinh tế cao, giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế.

Trước đây, người dân xã Cát Quế chủ yếu tập trung trồng lúa, ngô, khoai... Tuy nhiên, do giá trị kinh tế thấp, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang phát triển trồng cây ăn quả, đặc biệt là giống bưởi Quế Dương. Từ năm 2010, xã đã tích cực chuyển đổi mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Toàn xã Cát Quế hiện có khoảng 80ha trồng bưởi. Ngoài cây bưởi, bà con nông dân xã Cát Quế cũng đang đa dạng hóa giống cây ăn quả như chanh đào, cam, ổi Đài Loan... nhằm khai thác triệt để lợi thế và nguồn tài nguyên đất đai, tăng thu nhập. Các giống cây này đều đang mang lại hiệu quả kinh tế tích cực.

Trồng bưởi Quế Dương mang lại thu nhập khá
Người dân thôn 7, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chăm sóc vườn bưởi Quế Dương của gia đình.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đăng Chinh ở thôn 7, xã Cát Quế. Hiện tại, gia đình ông Chinh có 40 gốc bưởi, gồm bưởi Quế Dương và bưởi Diễn. Từ mô hình trồng bưởi, gia đình ông Chinh đã có thu nhập khá.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề trồng bưởi, ông Chinh cho biết: “Trước đây, tôi không có nghề nghiệp ổn định, chỉ chạy xe máy chở rau vào trung tâm thành phố. Trong quá trình đi làm, tôi thấy những vườn bưởi Diễn sai quả nên mua giống về trồng thử. Sau đó, thấy mô hình trồng bưởi cho thu nhập ổn định, tôi đã mở rộng vườn để trồng thêm bưởi Quế Dương. Hiện nay, mỗi năm gia đình tôi có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ vườn bưởi. Nhờ đó, tôi có điều kiện để nuôi các con ăn học”. 

Cũng như gia đình ông Chinh, gia đình ông Nguyễn Duy Đa ở thôn 7 trồng hơn 30 gốc bưởi. "Bưởi Quế Dương bán lẻ trên thị trường khoảng 31.000-35.000 đồng/quả, nếu mất giá cũng được khoảng 21.000-25.000 đồng/quả. Với người nông dân chúng tôi, đây là mức giá đem lại sự hài lòng", ông Nguyễn Duy Đa chia sẻ. 

 Ở xã Cát Quế, hầu hết gia đình đều có vườn trồng bưởi, trong đó tập trung chủ yếu vào hai giống bưởi Diễn và bưởi Quế Dương. Tuy nhiên, bưởi Diễn là giống bưởi từ nơi khác mang về, còn bưởi Quế Dương là đặc sản của chính vùng quê này.

Theo ông Nguyễn Như Hảo, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất bưởi an toàn Quế Dương, giống bưởi Quế Dương xuất phát từ một cây bưởi hạt, được gia đình cụ Trần Thảo, ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống. Nhờ mẫu mã đẹp, quả to, cùi mỏng, độ ngọt vừa phải nên người dân ưa chuộng, từ đó nhân giống ra nhiều gia đình. Thời gian thu hoạch của bưởi Quế Dương thường bắt đầu từ rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 đến 3 tháng, bởi vậy, người dân trồng xen kẽ để rải vụ. Những năm gần đây, bà con thu hoạch bưởi Quế Dương đến đâu đều được thương lái vào tận vườn thu mua đến đó.

“Với giá bán như hiện nay, bưởi Quế Dương cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/sào, tương đương 300-400 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa”, ông Nguyễn Như Hảo cho biết.

Đồng chí Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Quế cho biết: “Nhận thấy bưởi Quế Dương là giống bưởi quý, sau khi nghiên cứu nguồn gen, đặc tính sinh trưởng phát triển của cây, Trung tâm Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội) đã tổ chức hỗ trợ người dân nhân rộng và phát triển theo hướng hàng hóa.

Từ năm 2014, bưởi Quế Dương đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Đây được coi như một cơ hội lớn để người dân địa phương phát huy giá trị kinh tế của giống quả này. Trồng bưởi Quế Dương là mô hình kinh doanh thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng bưởi Quế Dương ở Cát Quế còn nhỏ, phân tán.

Thời gian tới, xã Cát Quế sẽ tập trung mở rộng diện tích, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp bưởi Quế Dương có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường nông sản Việt Nam”.

Bài và ảnh: BÙI LÊ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.