Trung Đông - thị trường xuất khẩu tiềm năng của cá tra năm 2023
Các chuyên gia kinh tế dự báo, kinh tế khu vực Trung Đông năm 2023 sẽ tăng chậm lại, vì giá dầu mỏ và thị trường dầu mỏ sẽ không căng thẳng như năm nay. Tuy nhiên, VASEP cho rằng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, đây là điểm đến lạc quan trong năm tới vì nhu cầu được dự báo ổn định hơn so với các thị trường khác.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang khối Trung Đông tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái lên 290 triệu USD.
Ảnh minh họa, nguồn internet.
Các mặt hàng thuỷ sản chủ lực xuất khẩu sang thị trường Trung Đông gồm cá tra chiếm 44%, cá ngừ chiếm gần 30%.
Cá tra cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu sang Trung Đông cao nhất và tăng mạnh nhất trong 11 tháng qua, với gần 127 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối thị trường này chiếm gần 6% xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2022.
Cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 chiếm 91% giá trị xuất khẩu cá tra sang các nước Trung Đông, cá tra nguyên con đông lạnh mã HS 03 chiếm 8% còn lại gần 1% là cá tra chế biến.
Top 3 thị trường trong khu vực Trung Đông, nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam gồm: Ai Cập, UAE và Arab Saudi. Trong đó, tăng bứt phá nhất là Arab Saudi với trên 19 triệu USD, tăng 165% trong 11 tháng đầu năm.
Xuất khẩu cá tra sang Ai Cập và UAE tăng lần lượt 35% và 30% so với cùng kỳ đạt 35 triệu USD và 29 triệu USD.
VASEP cho biết năm 2022, chiến sự Nga – Ukraine căng thẳng, nguồn cung dầu mỏ từ Nga hạn chế là cơ hội để các nước Trung Đông thu lợi nhuận, do vậy kinh tế của khu vực này vẫn tăng trưởng lạc quan và tăng cao hơn so với năm 2021.
Mặc dù cũng bị lạm phát cao nhưng nhìn chung nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của các nước Trung Đông không bị ảnh hưởng nặng nề như các thị trường khác. Đó là yếu tố để DN thuỷ sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, kinh tế khu vực Trung Đông năm 2023 sẽ tăng chậm lại, vì giá dầu mỏ và thị trường dầu mỏ sẽ không căng thẳng như năm nay. Xu hướng chung của các thị trường trong đó có các nước Trung Đông là không nhập khẩu sôi động như nửa đầu năm 2022.
"Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, các nước Trung Đông vẫn là điểm đến lạc quan trong năm tới vì nhu cầu được dự báo ổn định hơn so với các thị trường khác", VASEP nhận định.
Lê Pháp (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.