• Click để copy

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nền tảng ngoại giao Việt Nam hiện đại

Ngày 18-5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”. Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao chủ trì tọa đàm.

Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, các cán bộ lão thành, nhà khoa học, đại diện cấp ủy, đảng viên của Bộ Ngoại giao. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tham dự tọa đàm theo hình thức trực tuyến.

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm.

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, tọa đàm có ý nghĩa đặc biệt nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được khởi nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa và ngoại giao Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, thông qua quá trình Người đã hoạt động khảo sát thực tiễn trong nước và thế giới. Từ nguồn gốc ấy đã kết tinh thành những nội dung chủ yếu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là di sản quý báu cho ngành ngoại giao hôm nay. Trên nền tảng đó, đang hình thành một nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, mà như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021, đó là trường phái “Ngoại giao cây tre Việt Nam”.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nêu 4 đặc trưng của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nêu 4 đặc trưng của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Tham dự tọa đàm theo hình thức trực tuyến, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh gồm 4 đặc trưng. Đó là: Kiên định mục tiêu, hòa hiếu trong bản chất, linh hoạt trong hành động và nhân văn trong cốt cách. Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, suốt cuộc đời Bác kiên trì đấu tranh cho độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong các cuộc đàm phán, Bác luôn kiên trì để đạt được các mục tiêu trên nhưng cũng tìm cách để có hòa bình. Một đặc trưng trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đó là nhân văn trong cốt cách. “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam, mang cốt cách của người phương Đông. Nhưng Bác cũng là nhà hoạt động quốc tế, bôn ba khắp năm châu bốn biển, nên cũng thấm nhuần văn hóa nhân loại. Hai cốt cách đó đã tạo nên cách ứng xử rất độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.

Cũng tại tọa đàm, các đại biểu đã được nghe những chia sẻ quý báu của những thế hệ cha anh, các đồng chí nguyên lãnh đạo, cán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao và các nhà khoa học về những khía cạnh của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Các ý kiến tại tọa đàm khẳng định, chặng đường 78 năm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vượt qua bao gian truân thử thách của ngành ngoại giao đã chứng minh giá trị trường tồn, vượt thời gian của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Những bài học như “ngũ tri”, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “ngoại giao tâm công”... luôn vẹn nguyên giá trị trước những biến đổi khôn lường của thời cuộc.

 GS,TS, Đại sứ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao, khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

 GS,TS, Đại sứ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao, khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới bất an, bất định, kinh tế suy thoái, nhiều nguy cơ và thách thức đan xen nhưng Việt Nam là một trong số ít những quốc gia giữ được ổn định chính trị-xã hội, duy trì tăng trưởng. Đạt được điều này là nhờ vào nền tảng của thế và lực đất nước tích lũy qua nhiều thế hệ, cùng đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn của Đảng.

Tại Đại hội XIII, lần đầu tiên trong chủ đề của Đại hội và trong các văn kiện chính trị đề cập đến “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là một nét mới và là dấu ấn rất quan trọng, mang theo di sản của khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn đưa dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang”, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Văn kiện cũng khẳng định rõ việc tiếp tục “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” là cơ sở lý luận cho việc thực hiện.

Học tập, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh để mỗi cá nhân được tiếp thêm động lực, vun bồi bản lĩnh chính trị; đồng thời cũng là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với Bác.

Tin, ảnh: PHƯƠNG LINH

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.