Từng bước xóa bỏ bệnh án giấy
Từ tháng 3-2019, các cơ sở y tế trên cả nước bắt đầu triển khai sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án, sổ khám bệnh. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) để hiểu rõ hơn những lợi ích trong việc thay đổi này.
Phóng viên (PV): Hiện trên cả nước đã có bao nhiêu bệnh viện triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử, thưa ông?
Ông Nguyễn Trường Nam: Cả nước hiện có 36 bệnh viện đã triển khai thành công bệnh án điện tử và không dùng bệnh án giấy. So với số lượng các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc, thì con số 36 bệnh viện này là còn rất nhỏ. Nguyên nhân một phần do công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bệnh viện rất phức tạp, rất khó khăn, khó từ nghiệp vụ đến các vấn đề liên quan trong điều chỉnh quy trình khám, chữa bệnh (KCB), liên quan đến sức khỏe của người dân nên phải hết sức thận trọng và chặt chẽ. Các tiêu chuẩn hệ thống trong đó phải bảo đảm các yếu tố về nghiệp vụ, về an toàn thông tin và các vấn đề pháp lý, nên các đơn vị triển khai chậm. Ngoài ra, còn khó khăn nữa là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng để đáp ứng được yêu cầu trong triển khai bệnh án điện tử thay bệnh án giấy.
Ông Nguyễn Trường Nam. |
PV: Chuyển đổi số ngành y tế đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay dữ liệu y tế nước ta đang nằm rải rác ở các vùng miền. Đây có phải là nguyên nhân giảm tốc độ chuyển đổi số ngành y tế không, thưa ông?
Ông Nguyễn Trường Nam: Đúng là có một nguyên nhân như vậy. Bởi để chuyển đổi số, chúng ta phải dựa trên dữ liệu. Dữ liệu đóng vai trò then chốt mang đến thành công của chuyển đổi số. Giai đoạn trước, chúng ta ứng dụng tin học hóa để giải quyết một số bài toán nghiệp vụ trong KCB. Ví dụ, một bệnh viện chỉ triển khai phần mềm quản lý thông tin thì chỉ quản lý được công tác KCB tại bệnh viện đó. Nhưng nếu chuyển đổi số ngành y tế thì phải ứng dụng CNTT một cách tổng thể, toàn diện và công nghệ số đem lại sự thay đổi tích cực, hiệu quả trong nâng cao chất lượng KCB. Như vậy, các bệnh viện cần phải ứng dụng toàn diện và các phần mềm phải được liên thông với nhau. Thực tế, có bệnh viện triển khai tới 20 phần mềm nhưng dữ liệu không được liên thông, chia sẻ với nhau.
Để chuyển đổi số thì phải kết nối, chia sẻ dữ liệu và hình thành quy trình mới có sự liên thông. Muốn chuyển đổi số tại bệnh viện đó thì trước tiên bệnh viện đó phải hình thành kho dữ liệu để đón nhận dữ liệu từ các phần mềm được quản lý tập trung và chia sẻ dữ liệu giữa các khoa, phòng, bộ phận. Ngoài ra, các địa phương cũng phải hình thành kho dữ liệu y tế của mình, để các cơ sở KCB liên thông dữ liệu vào đó. Sau đó, các cơ sở, các địa phương kết nối về Bộ Y tế là cơ quan Trung ương quản lý về KCB và sẽ hình thành kho dữ liệu y tế của ngành. Kho dữ liệu này sẽ kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Hiện chúng tôi đang thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, trong đó có việc triển khai kết nối cơ sở dữ liệu y tế sang cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội hỗ trợ mổ tim trực tuyến cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: AN AN |
PV: Về mục tiêu đến năm 2025 các bệnh viện có thể chuyển sang bệnh án điện tử mà không cần bệnh án giấy, hiện các bệnh viện đã chuẩn bị đến đâu, thưa ông?
Ông Nguyễn Trường Nam: Đến nay, về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, cơ bản các bệnh viện đã sẵn sàng. Thời gian tới chúng tôi sẽ ban hành kế hoạch thúc đẩy các nền tảng số y tế quốc gia. Đây là 4 nền tảng số nằm trong 35 nền tảng số quốc gia mà Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu các bộ, ngành thực hiện. Đó là nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, nền tảng tiêm chủng, nền tảng tư vấn KCB từ xa và nền tảng trạm y tế. Về nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử: Mục tiêu là bảo đảm đến năm 2025 mỗi người dân đều có một hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý, theo dõi trong toàn bộ cuộc đời. Người dân đi khám bệnh không phải mang giấy tờ gì, vì tất cả đều được số hóa và lưu trữ dưới hình thức điện tử. Hồ sơ sức khỏe điện tử còn giúp cán bộ y tế có được thông tin về quá trình lịch sử KCB của người bệnh, để việc KCB hiệu quả, chất lượng hơn.
Nền tảng tiêm chủng giúp quản lý toàn diện về công tác tiêm chủng trên toàn quốc, trong đó có tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng về phòng, chống dịch. Nền tảng tư vấn KCB từ xa giúp việc kết nối dễ dàng hơn, đồng bộ hơn giữa các cơ sở y tế trong công tác triển khai Telehealth, để bà con vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các bác sĩ giỏi; các cán bộ y tế tuyến dưới kết nối với các bệnh viện, và các cơ sở y tế tuyến trên để nâng cao trình độ chuyên môn. Về nền tảng trạm y tế, có thể thấy, trạm y tế là cơ sở y tế tuyến đầu chăm sóc sức khỏe người dân tại địa phương nhưng có tình trạng cán bộ ít (mỗi trạm chỉ có 5-7 cán bộ y tế), trình độ chuyên môn còn hạn chế so với các bệnh viện, nhưng số lượng phần mềm triển khai lại nhiều (có trạm gần 10 phần mềm). Mặc dù cùng quản lý thông tin sức khỏe người dân trên địa bàn, nhưng các phần mềm lại không liên thông dữ liệu với nhau nên bất cập, thậm chí thông tin về người dân bị sai lệch. Nền tảng trạm y tế sẽ giúp thống nhất được mỗi một trạm y tế chỉ có một phần mềm quản lý toàn diện sức khỏe người dân theo từng nhóm lĩnh vực mà Bộ Y tế đã ban hành.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.
HÀ VŨ (ghi)
Tin mới
Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus
Sáng 27-11, tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus do Thiếu tướng Mosolop Alexander Vyacheslavovich, Phó cục trưởng thứ nhất Cục Hậu cần, Tham mưu trưởng Hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus thăm và làm việc tại Việt Nam. Thiếu tướng Phạm Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì tiếp đón và làm việc.
Trang trọng lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Ngày 27-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).
Đến năm 2030, ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn không ma túy
Chiều 27-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ gia đình bị sạt lở đất khắc phục hậu quả
Ngày 27-11, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 92 và chính quyền địa phương xã Lâm Đớt, huyện A Lưới hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa khắc phục hậu quả sạt lở đất.
Nền công nghiệp hóa chất chuyển đổi mạnh mẽ
Ngày 27-11, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 19-VINACHEM EXPO 2024.
Người trẻ mùa chạy việc cuối năm: Đa nhiệm, áp lực nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống
Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều người trẻ quan tâm.