• Click để copy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội

Sáng 18-9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư.

Tới dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành hữu quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18-9. Ảnh: PHẠM THẮNG

Mở đầu phần làm việc buổi sáng, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13-9, vụ cháy chung cư mini số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã làm 56 nạn nhân thiệt mạng và tại tỉnh Lào Cai lũ cuốn, sạt lở đất đã làm 6 người thiệt mạng. Để tưởng nhớ các nạn nhân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu dự họp đã dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp Quốc hội giữa nhiệm kỳ lần này sẽ không chất vấn theo chuyên đề, mà tiến hành chất vấn việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, việc thực hiện các lời hứa trên 21 lĩnh vực đã được nêu rõ trong các nghị quyết giám sát chuyên đề, nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: PHẠM THẮNG

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu nêu bật những việc đã làm được, những vấn đề cần làm rõ thêm, những gì thực hiện chưa tốt, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan thế nào. Ngoài đề cập tới vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, đại diện các ủy ban của Quốc hội có thể nói sang cả những vấn đề khác không thuộc lĩnh vực phụ trách để tạo ra nhận thức chung. “Đây là kỳ họp giữa kỳ liên quan đến cả lấy phiếu tín nhiệm, cho nên chúng ta phải làm rất chất lượng chuyện này”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Phát biểu tại phiên họp, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, trong báo cáo thẩm tra có nêu phần phải bổ sung, giải trình rất dài, rất nhiều việc. “Đây là sự nhắc nhở, lưu ý, thậm chí là cảnh báo rất xác đáng và cần thiết, chúng tôi tiếp tục thực hiện tập trung trong thời gian tới”, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: PHẠM THẮNG 

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, Chính phủ sẽ hết sức lưu ý tới 3 chữ được nêu trong nhận xét chung các vấn đề. Đó là “chậm”, “nợ” và “sót”.

Về công việc từ nay đến cuối năm, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc chủ yếu thuộc về thẩm quyền của Chính phủ và các bộ ngành. Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số việc cá biệt để tìm giải pháp tháo gỡ. Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề về lĩnh vực này. “Nếu trong tình hình này, cá nhân tôi nhận xét, trong 2 năm còn lại, chúng tôi sẽ hoàn thành được nhiệm vụ về 3 chương trình mục tiêu quốc gia đặt ra”, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nói.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ tập trung nới lỏng tiếp cận tín dụng để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. “Chúng tôi rất lo lắng, vì hiện nay đang vướng rất nhiều việc. Trong báo cáo cũng đã đề cập, ví dụ làm đường đang vướng đất san lấp và hàng loạt những việc kiểu như vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực để kết quả giải ngân tốt nhất có thể, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia”, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội
 Quang cảnh phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Ngoài ra, đại diện Chính phủ nhấn mạnh, không có cách nào khác ngoài việc phải đẩy mạnh công tác lập và phê duyệt quy hoạch. Vì hạn cuối nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội đều xác nhận đến 31-12-2023 phải hoàn thành. “Hiện nay, 16 quy hoạch ngành của các bộ, ngành phụ trách đang có rất nhiều vấn đề. Chúng tôi đang tập trung giải quyết vấn đề này”, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, một số lĩnh vực chưa triển khai đầy đủ theo yêu cầu của Quốc hội; có những nội dung chậm về về thời gian, tiến độ, kết quả chuyển biến cũng chậm.

Nhiều nội dung báo cáo mới chỉ dừng ở việc đánh giá chung chung như chuyển biến tốt, đạt kết quả nhất định mà chưa chỉ rõ việc nào đã hoàn thành tốt, việc nào chưa hoàn thành hoặc không đạt yêu cầu, chưa phân tích, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm, chưa đưa ra thời hạn, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo thực hiện các nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận. Ảnh: PHẠM THẮNG 

Việc thẩm tra, đánh giá đối với một số nội dung cũng chưa được các cơ quan thật sự quan tâm, báo cáo thẩm tra chủ yếu mới dựa trên cơ sở xem xét của báo cáo Chính phủ. Các ngành đánh giá việc triển khai thực hiện chưa toàn diện, đầy đủ do các cơ quan gửi báo cáo chậm dẫn đến báo cáo thẩm tra, báo cáo tổng hợp cũng chậm so với kế hoạch.

* Sáng cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.