• Click để copy

Vai trò của ADMM/ADMM+ trong phòng ngừa và quản lý xung đột

Vừa qua, tại Singapore đã diễn ra Hội thảo Kênh II Mạng lưới các Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh ASEAN (NADI).

Hội thảo có chủ đề: “Các cuộc xung đột ảnh hưởng tới khu vực và vai trò của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) trong phòng ngừa và quản lý xung đột”, do Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore chủ trì. Đoàn Việt Nam do Thiếu tướng, TS Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng làm trưởng đoàn tham dự hội thảo.

Vai trò của ADMM/ADMM+ trong phòng ngừa và quản lý xung đột
Đại biểu các nước tham dự hội thảo. 

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Ong Keng Yong, Phó chủ tịch điều hành RSIS kiêm Chủ tịch NADI và bà Elizabeth Tan, Giám đốc Văn phòng Chính sách quốc phòng, Nhóm Chính sách quốc phòng Bộ Quốc phòng Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức hội thảo. Bà Elizabeth Tan cho rằng hội thảo lần này được tổ chức rất kịp thời vì ASEAN đang trong giai đoạn hoàn thành Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và hướng tới Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Ngoài ra, căng thẳng gia tăng cả trong và ngoài khu vực cho thấy sự cấp thiết để ASEAN thảo luận nghiêm túc các biện pháp ngăn ngừa và quản lý xung đột. Bà Elizabeth Tan nhấn mạnh rằng các nước ASEAN phải hợp tác với nhau để bảo vệ các lợi ích chung của khu vực, ngăn chặn xung đột xảy ra hoặc lan sang khu vực, đảm bảo ASEAN đoàn kết và tự cường trước những xung đột như vậy.

Tại hội thảo, đại diện các nước tập trung nhấn mạnh vai trò của ASEAN, trong đó ADMM/ADMM+ là nền tảng thiết yếu cho đối thoại, hợp tác và ổn định khu vực. Tham luận của đại diện đoàn Việt Nam tại hội thảo đã được các nước đánh giá rất cao. Đại diện đoàn Việt Nam khẳng định khu vực Đông Nam Á và ASEAN đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với an ninh và phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực và xa hơn nữa, trở thành trọng tâm cho sự tham gia, ảnh hưởng và cạnh tranh giữa các cường quốc. Môi trường an ninh hiện nay ở Đông Nam Á nhìn chung ổn định nhưng vẫn còn những điểm nóng và thách thức an ninh phi truyền thống có khả năng dẫn đến xung đột. ADMM/ADMM+ phải tiếp tục là cơ chế hợp tác then chốt để phòng ngừa và quản lý xung đột thông qua việc thúc đẩy đối thoại, tin cậy, minh bạch trong chính sách quốc phòng và các hoạt động thiết thực như giáo dục, đào tạo, chia sẻ thông tin…

Trong bối cảnh chính trị và an ninh đang thay đổi, ADMM/ADMM+ cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc phòng ngừa và quản lý xung đột trong khu vực, đòi hỏi ADMM/ADMM+ phải thúc đẩy lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội các nước ASEAN và với các đối tác; bao gồm thúc đẩy hợp tác hiệu quả, thực chất để giải quyết các thách thức an ninh chung trong khu vực, đặc biệt là các thách thức phi truyền thống; khuyến khích và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ Công ước về các quy định quốc tế để phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGs) năm 1972 và hướng dẫn thực hiện nguyên tắc ứng xử khi gặp sự cố trên không quân sự (GAME); tìm hiểu khả năng tạo dựng mạng lưới cảnh báo sớm, trung tâm giải quyết xung đột và tranh chấp, thiết lập các hành lang nhân đạo trong trường hợp xảy ra xung đột…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi một số quan điểm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn như: ASEAN phải xem xét cách thức tương tác giữa ADMM/ADMM+ và các tiểu liên kết đa phương theo một cách hợp tác và không xung đột với lợi ích của ASEAN. Về biến đổi khí hậu, ADMM/ADMM+ có thể hợp tác và chia sẻ thông tin với chính quyền địa phương vì họ thường là những người đầu tiên ứng phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo do khí hậu gây ra. ASEAN cũng có thể khởi xướng các cuộc thảo luận về tác động pháp lý của biến đổi khí hậu đối với quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển…

Đại tá, ThS CHU VĂN LỘC, Viện Chiến lược quốc phòng

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.