• Click để copy

Văn phòng công chứng có nên hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân?

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, chiều 25-10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

2 phương án về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng

Mô hình tổ chức của văn phòng công chứng là nội dung được nhiều đại biểu cho ý kiến tại phiên họp.

Về nội dung này, báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận, do còn có ý kiến khác nhau về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo 2 phương án. 

Phương án 1, đa số ý kiến UBTVQH đề nghị, bên cạnh các văn phòng công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như luật hiện hành, tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. 

Mô hình này có hạn chế là khi xảy ra tình huống công chứng viên duy nhất chết hoặc vì lý do cá nhân khác không thể hành nghề công chứng thì không bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định của tổ chức hành nghề công chứng, việc giải quyết hậu quả về hồ sơ, chuyển giao trách nhiệm công chứng… đối với các văn phòng công chứng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân bị giải thể sẽ là vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước.

Văn phòng công chứng có nên hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân?
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Phương án 2, một số ý kiến tán thành với phương án như Chính phủ trình, đề nghị kế thừa Luật Công chứng hiện hành quy định văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, do có ưu điểm là bảo đảm tính ổn định trong tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng, phù hợp với tính chất dịch vụ công chứng là dịch vụ công cơ bản nên cần bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ.

Hạn chế của phương án này là văn phòng công chứng đòi hỏi phải có tối thiểu 2 công chứng viên hợp danh, dẫn đến khó khăn do nguồn bổ sung công chứng viên còn hạn chế, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhu cầu công chứng giao dịch không lớn, khó thu hút công chứng viên thành lập văn phòng công chứng để thúc đẩy thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

Tăng tính minh bạch, ngăn lạm quyền trong quá trình hành nghề công chứng

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) bày tỏ thống nhất với phương án 1. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung như: Thế nào là mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, khó khăn trong việc thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị giao cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh quy định cụ thể về nội dung này, tránh trường hợp các văn phòng công chứng hiện đang hoạt động theo mô hình công ty hợp danh xin chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân sau khi luật có hiệu lực thi hành, dẫn đến khó khăn trong quản lý.

Văn phòng công chứng có nên hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân?
 Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phát biểu. 

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh giá, phương án 1 mang tính linh hoạt hơn, cho phép được lập mô hình phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt, đối với tại các khu vực có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, mô hình doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thành lập và hoạt động của các văn phòng công chứng.

Ngược lại, đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn Quảng Nam) lại chọn phương án 2; cho rằng phương án này bảo đảm tính ổn định của tổ chức hành nghề công chứng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức, phù hợp với tính chất của dịch vụ công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp.

Đại biểu cũng cho rằng, mô hình doanh nghiệp tư nhân do 1 công chứng viên làm chủ sẽ khó đáp ứng được, nhất là xảy ra trường hợp công chứng viên duy nhất chết hoặc vì lý do sức khỏe, lý do cá nhân không thể hành nghề công chứng thì không thể bảo đảm hoạt động công chứng liên tục, ổn định.

Văn phòng công chứng có nên hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân?
 Đại biểu Thái Thị An Chung.

Đồng quan điểm, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) cho rằng, việc lựa chọn phương án 2 là kế thừa quy định của Luật Công chứng đang phát huy hiệu quả, bảo đảm tính ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

“Công chứng là dịch vụ công nên yêu cầu quan trọng là tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ. Tổ chức hành nghề công chứng phải chịu trách nhiệm lâu dài về hoạt động công chứng nên trong trường hợp không bảo đảm được yêu cầu này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong giao dịch đã được công chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội”, đại biểu nêu rõ.

THẢO PHƯƠNG

Tin mới

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo

LTS: Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi "kịch bản", thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ đang đặt ra cấp thiết.

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.

Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).