• Click để copy

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc tại tỉnh Khánh Hòa

Ngày 29/7/2022, đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Trần Đức Đông làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2022.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: LA

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: LA

Báo cáo tại buổi  làm việc, đại diện Ban chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, thực hiện chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, có hiệu quả, coi công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một nhiệm vụ trọng tâm, qua đó tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý nhằm đẩy lùi các tệ nạn, góp phần đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, ổn định, tuân thủ pháp luật, thực hiện cạnh tranh lành mạnh; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng như quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 Khánh Hòa luôn bám sát sự chỉ đạo, điều hành của cấp lãnh đạo, kịp thời triển khai tốt các nhiệm vụ, chỉ đạo của cấp trên. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các lực lượng chức năng đã được triển khai thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, tuân thủ quy định của pháp luật. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh được kiểm soát; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; không để hình thành các điểm nóng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả lớn trên địa bàn tỉnh.

Sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, lực lượng chức năng có hiệu quả tích cực trong việc hạn chế buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi gian lận thương mại, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng chủ công như: Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế... Công tác xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính và hình sự đã được thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng răn đe các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, vận động ký cam kết, phát tờ rơi, dán áp phích tiếp tục được các lực lượng chức năng đẩy mạnh đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, hạn chế hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm và nhiều đối tượng bị xử lý, với tổng số vụ vi phạm 947 vụ/117 đối tượng (giảm 249 vụ so với cùng kỳ); Tổng số tiền thu nộp ngân sách 73.129,740 triệu đồng/825 vụ (giảm 17,04% so với cùng kỳ); Tổng hợp các vi phạm xử lý hình sự: 06 vụ/06 đối tượng; Số vụ khởi tố: 6 vụ (giảm 11 vụ); Số đối tượng bị khởi tố:: 6 đối tượng (giảm 12 đối tượng).

Thời gian tới Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tăng cường kiểm tra các cơ sở buôn bán, kinh doanh, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng; chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường; nắm diễn biến cung – cầu thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa; ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để trà trộn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ... Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cảng biển, cảng hàng không và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát hải quan. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong tuần tra, kiểm soát biên giới biển và thực hiện các kế hoạch chuyên đề đấu tranh với mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, đường cát… đặc biệt chú trọng ngăn chặn hàng cấm, hàng gian lận xuất xứ, tình trạng chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ.  Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế. Xây dựng và triển khai các chương trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng nhóm đối tượng, theo lĩnh vực, theo chuyên ngành.

Tăng cường công tác dự báo, nắm diễn biến thị trường; chủ động phối hợp cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các mặt hàng như: thuốc lá, xăng dầu, đường cát, lương thực, thực phẩm, các thiết bị trò chơi có thưởng, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 như: thuốc điều trị Covid-19, Kit test nhanh Covid-19, máy đo oxy trong máu (SpO2)…; triển khai kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2022; thực hiện hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp giữa các lực lượng chống buôn lậu và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân và quần chúng nhân dân để góp phần nâng cao nhận thức và tuân thủ các quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức, đoàn thể và cá nhân tích cực tham gia tố giác, đấu tranh, không tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công bố công khai rộng rãi số điện thoại, email đường dây nóng của các lực lượng chức năng đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân.

Phan Anh

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.