• Click để copy

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nắm tình hình và làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Từ ngày 06/03/2023 đến 07/03/2023, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả tại một số tuyến biên giới, cửa khẩu và làm việc với Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện Kế hoạch số 29/KH-VPTT ngày 24/02/2023 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về nắm tình hình, làm việc với Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai; Trong hai ngày từ ngày 06/03/2023 đến ngày 07/03/2023, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do đồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả tại một số tuyến biên giới, cửa khẩu trọng điểm và làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng. Tham gia đoàn công tác còn có đại diện các đơn vị Vụ I, Văn phòng Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan; Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Ngày 06/03/2023, tại thành phố Cao Bằng, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (đoàn công tác) làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Trần Đức Đông, trưởng đoàn công tác và đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng đồng chủ trì buổi làm việc. Tại buổi làm việc, sau khi nghe đại diện Cục Quản lý thị trường (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng) báo cáo tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của địa phương trong thời gian qua, ý kiến của các đơn vị thành viên, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng, các thành viên đoàn công tác đã bổ sung, làm rõ và thống nhất đánh giá tình hình, kết quả, ưu điểm, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, đồng thời dự báo tình hình, kiến nghị và đề ra các giải pháp chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi làm việc.Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi làm việc.

Năm 2022, nhìn chung hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh diễn ra nhỏ lẻ, cầm chừng, không phức tạp, không phát sinh điểm nóng, không xuất hiện vụ việc lớn, phức tạp, nổi cộm. Tuy nhiên, tại một số thời điểm nhất định, trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ Lào qua biên giới vào các tỉnh Điện Biên, tỉnh Cao Bằng sau đó vận chuyển tiếp sang Trung Quốc; hoạt động vận chuyển trái phép động vật hoang dã, sản phẩm động vật hoang dã như vẩy tê tê, khỉ, chim, cá ngựa khô, mật kỳ đà khô, thực phẩm đông lạnh như dạ sách, móng giò, tai lợn, thịt bò, gia súc như trâu, bò, ngựa... qua biên giới diễn biến tương đối phức tạp. Thời gian gần đây, tình hình mua bán, vận chuyển trái phép trầm hương, màn hình, chíp điện thoại, thuốc lá nguyên liệu... đã xuất hiện trở lại trên một số tuyến, địa bàn như Ngọc Côn, Trà Lĩnh nhưng quy mô không lớn và hoạt động mang tính cầm chừng.

Những ưu điểm đã đạt được, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng đã quán triệt, chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, đơn vị, địa phương trong tỉnh chủ động nắm chắc tình hình, xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND tỉnh về lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và yêu cầu các lực lượng, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện hiệu quả các chuyên đề, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới (Nghị quyết số 41/NQ-CP); tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh hàng giả, hành kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (Chỉ thị số 17/CT-TTg); chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền (Công điện số 871/CĐ-TTg); tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389); tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa (Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389); cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (Kế hoạch 115/KH-BCĐ389); tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu vùng biển (Công văn số 02/BCĐ389-VPTT); tăng cường công tác quản lý nhà nước về hải quan, quy trình, thủ tục hải quan, quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, chuyển khẩu, quá cảnh…

Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý, trong năm 2022, các đơn vị trong tỉnh đã kiểm tra phát hiện 985 vụ, 1.304 đối tượng vi phạm (giảm 20% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự đối với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới 359 vụ, 523 đối tượng (tăng 466% so với cùng kỳ); xử lý vi phạm hành chính, nộp ngân sách nhà nước gần 13 tỷ đồng (giảm 50% so với cùng kỳ), trong đó xử lý vi phạm hành chính 594 vụ (giảm 25% so với cùng kỳ), phạt vi phạm hành chính hơn 6,6 tỷ đồng, bán hàng tịch thu hơn 1 tỷ đồng, phạt bổ sung, truy thu thuế hơn 5,3 tỷ đồng. Riêng đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các đơn vị đã kiểm tra, phát hiện 108 vụ, 123 đối tượng vi phạm (giảm 36,8% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự 25 vụ, 38 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 52 vụ, nộp ngân sách nhà nước hơn 519 triệu đồng (giảm 43,6% so với cùng kỳ). Đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, từ tháng 10 năm 2020 đến nay, các đơn vị phát hiện 14 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 59 triệu đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá khoảng 7 triệu đồng. Năm 2022, các đơn vị chưa phát hiện vụ việc vi phạm liên quan hoạt động tạm nhập, tái xuất, xuất kho ngoại quan tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Bên cạnh những thuận lợi trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tỉnh Cao Bằng còn một số khó khăn như đường biên giới dài, địa hình trên khu vực biên giới hiểm trở, nhiều đường mòn, lối mở; trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn, đa số nhân dân khu vực biên giới nhận thức về pháp luật còn hạn chế, mau bị các đối tượng lợi dụng thuê mướn, lôi kéo tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; một số quy định của pháp luật về giám định chất lượng hàng hóa, xử lý hàng hóa, tang vật vô chủ, hàng hóa mau hư hỏng, hàng hóa là hóa chất độc hại, động vật sống... còn chưa phù hợp, ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ việc; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn có đơn vị chưa có trụ sở làm việc; thiếu kho chuyên dụng tạm giữ hàng hóa dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại, chưa có cơ sở nuôi nhốt động vật sống là tang vật trong các vụ vi phạm; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đồng đều, thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong một số lĩnh vực mới, phức tạp như kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn lúng túng.

Từ những khó khăn trên, tỉnh Cao Bằng có một số kiến nghị như sau: Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng, thông tin, tuyên truyền, chi phí giám định, xử lý hàng hóa...; đầu tư xây dựng cơ sở nuôi nhốt động vật sống, kho, bãi bảo quản tang vật, vật chứng là hàng hóa dễ cháy, nổ, dễ hư hỏng, hóa chất độc hại, ảnh hưởng môi trường…; thống nhất hướng dẫn việc xử lý tang vật là động vật sống bị bắt giữ, tang vật là hàng hóa mau hư hỏng, vô chủ, không có giá trị sử dụng…

Đồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trưởng đoàn công tác phát biểu kết luận buổi làm việcĐồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trưởng đoàn công tác phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao những kết quả, thành tích các lực lượng, địa vị, địa phương trong tỉnh Cao Bằng đã đạt được trong thời gian qua, ghi nhận, tổng hợp những kiến nghị của địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng, các sở, ngành, lực lượng thành viên căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động nắm tình hình, nhận diện những vấn đề nổi cộm, phức tạp, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây ổ nhóm tụ điểm phức tạp nhằm răn đe và phòng ngừa chung; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẵn có phục vụ mục tiêu chung trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp thực hiện công tác truyền thông theo phương châm tăng cường về tần suất, đa dạng về hình thức, bảo đảm nội dung và chất lượng tuyên truyền; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện, ngăn ngừa sớm các sai phạm nhằm bảo vệ cán bộ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; xác định, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương trong phạm vi, trách nhiệm quản lý của mình để xảy ra tham nhũng, tiêu cực và những sai phạm nghiêm trọng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng, các sở, ngành, lực lượng thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt kịp thời, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của trên, triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp tình hình và yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2023.

Đoàn công tác phối hợp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng khảo sát, nắm tình hình tại cửa khẩu Thác Bản Giốc.Đoàn công tác phối hợp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng khảo sát, nắm tình hình tại cửa khẩu Thác Bản Giốc.

Ngày 07/03/2023, đoàn công tác phối hợp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cao Bằng khảo sát thực tế, nắm tình hình các khu vực biên giới, cửa khẩu Thác Bản Giốc, Lý Vạn, Tà Lùng; trao đổi, làm việc với các Đồn Biên phòng Đàm Thủy, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng và các Chi cục Hải quan Lý Vạn, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tà Lùng về tình hình, kết quả chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quản lý; thống nhất đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong thời gian qua; dự báo tình hình nổi lên, những giải pháp hiệu quả chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn trong thời gian tới. Đồng chí trưởng đoàn công tác ghi nhận kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các đơn vị trong thời gian qua, đồng thời đề nghị các đơn vị lưu ý trong thời gian tới cần phải dự báo, đánh giá sát, đúng tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hải quan, thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục hải quan, nhất là quy trình làm thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan qua địa bàn; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp lực lượng tổ chức đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quản lý.

Đỗ Văn Phung

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.