• Click để copy

Vẻ đẹp trang phục người Tày ở Bằng Phúc

Trang phục không chỉ là một vật phẩm, một thói quen trong cuộc sống mà đó là tín hiệu văn hóa để định tính tính khu biệt của mỗi tộc người, là cách nhanh nhất để phân biệt các dân tộc với nhau.

Xã Bằng Phúc là một trong những xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Không chỉ nổi tiếng với đặc sản trà San Tuyết, rượu Bằng Phúc và các địa danh du lịch như suối Khuổi Pia, suối Tà Làng... nơi đây còn là một vùng cư dân hội tụ nhiều dân tộc như Tày, Kinh, Mông, Dao, Nùng, Hoa. Người Tày là một trong những dân tộc đông và còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có trang phục.

Người Tày có lịch sử định cư lâu đời tại vùng núi này. Tổ tiên của họ có khả năng thích ứng cao độ với tự nhiên, đồng thời cũng rất linh hoạt, sáng tạo trong việc tương tác với thiên nhiên. Minh chứng cụ thể cho nhận định này nằm ở chính những nét văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ gia đình bà con dân tộc Tày ở Bằng Phúc.

Vẻ đẹp trang phục người Tày ở Bằng Phúc

      Phụ nữ dân tộc Tày xã Bằng Phúc trong trang phục truyền thống.              

Ngoài chăm chỉ làm lụng, tạo ra sinh kế từ tài nguyên thiên nhiên sẵn có của rừng, người Tày đã khéo léo khẳng định sự khác biệt trong phục trang bằng sự đơn giản, chắc chắn, mang tính ứng dụng cao. Tấm áo chàm được nhuộm từ cây rừng (cây chàm), tấm vải được dệt trên khung dệt cũ, sau đó được nhuộm chàm, trở thành một sản phẩm cụ thể ứng dụng thiết thực vào đời sống vì được sử dụng hằng ngày, bà con mặc khi làm đồng, lên rừng, cho đến khi vai áo sờn, có khi tấm áo gắn với cả một đời người. Một độ “của bền tại người” đáng nể, và điều này cũng chứng tỏ dưới bàn tay khéo léo của người Tày, bộ trang phục đơn giản trở nên hữu ích.

Bên cạnh sử dụng tấm áo chàm truyền thống, thông qua sự giao lưu và tiếp biến với các dân tộc khác, người Tày còn sáng tạo, cách điệu dựa trên hình ảnh chiếc áo tứ thân và chiếc khăn mỏ quạ của người đồng bằng. Sự chuyển tiếp văn hóa tạo ra tính nguyên gốc cho chính dân tộc mình là nét đặc sắc của người Tày ở Bằng Phúc nói riêng và ở Bắc Kạn nói chung.

Cụ thể, bộ trang phục mà cô giáo người Tày Triệu Thị Miền, giáo viên Trường Tiểu học Bằng Phúc mặc toát lên vẻ dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ dân tộc Tày ở Bằng Phúc. Hay như bộ trang phục mà “pả mè” (bà dẫn dâu trong đám cưới người Tày) mặc trong các đám cưới truyền thống đã khẳng định tính đặc trưng văn hóa sống động của phục trang người Tày trong đời sống.

Màu chàm, màu của cây chàm, màu của trang phục người Tày Bằng Phúc đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong kỹ năng thích ứng cao độ với tự nhiên của họ. Dường như bộ phục trang của họ nhìn thoáng qua quá đỗi giản đơn so với các dân tộc khác. Nhưng trong chính sự giản đơn ấy lại chứa đựng một triết lý nhân sinh quan khảng khái của người Tày Bằng Phúc: “Rừng cho con người tất cả, từ đời ông bà bố mẹ tôi đã truyền lại cho chúng tôi như thế nên mặc áo chàm của người Tày trong các dịp Tết, đám cưới đã trở thành một phong tục. Và chỉ đến khi chúng tôi cũng thành ông, thành bà, chúng tôi mới hiểu được thói quen mà xưa kia bố mẹ mình dạy mình, mặc áo chàm là để biết ơn rừng, biết ơn tổ tiên đã sinh thành...”, bà Triệu Thị Luyến, trong vai trò “pả mè” đã chia sẻ với chúng tôi như thế.

“Cố gắng giữ tấm áo chàm cho đời con đời cháu mình” là điều mà bà Luyến vừa cười vừa nói trong khoảng không gian một chiều sẩm tối ngay trên quê hương Bằng Phúc. Màn sương xuống sớm bao phủ cả vùng lòng chảo thung lũng. Xa xa, trên con đường mòn đi xuyên cánh đồng vào đến chân nhà sàn, nay tuổi đã ngoài 80, bà Luyến vẫn mặc áo chàm, đầu đội khăn mỏ quạ, chiếc khăn trên đầu bà nhuốm màu chàm bàng bạc. Bà mặc tấm áo chàm cũ giản dị, bước đi an nhiên như một minh chứng với thời gian.

Bài và ảnh: VŨ HỒNG PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân
Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Sáng 20-9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Sự cần thiết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.