Vì sao bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia sẽ mang tính lịch sử?
Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bày tỏ lạc quan về việc nước này có thể đạt được thỏa thuận lịch sử bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia. Về phần mình, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng khẳng định, nước này và Israel đang “tiến gần hơn” một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ song phương.
Việc quan hệ giữa Tel Aviv và Riyadh ấm lên được giới chuyên gia nhận định là đỉnh cao của nỗ lực bình thường hóa quan hệ trong những năm gần đây.
Dấu hiệu “tan băng”
Ngày 21-9, phát biểu trên Đài phát thanh Quân đội Israel, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã đề cập một khuôn khổ thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia có thể trở thành hiện thực vào đầu năm sau. Ngoại trưởng Cohen nhấn mạnh: “Khoảng cách có thể được thu hẹp. Sẽ mất thời gian, nhưng sẽ có tiến bộ. Tôi nghĩ chắc chắn có khả năng là ngay từ quý đầu tiên của năm 2024, 4 hoặc 5 tháng nữa, các chi tiết (của một thỏa thuận) được hoàn tất”.
![]() |
“Tôi nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của Ngài, chúng ta có thể tạo nên một nền hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong hội đàm bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York ngày 20-9 vừa qua. Ảnh: Reuters. |
Trước đó một ngày, trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 tại New York, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bày tỏ lạc quan về việc Tel Aviv có thể đạt được thỏa thuận lịch sử bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia. "Chúng ta có thể tạo nên một nền hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia. Một nền hòa bình như vậy trước tiên sẽ trải qua một chặng đường dài để thúc đẩy chấm dứt xung đột Saudi Arabia-Israel, đạt được sự hòa giải giữa thế giới Hồi giáo và nhà nước Do Thái, đồng thời thúc đẩy một nền hòa bình thực sự giữa Israel và người Palestine. Điều này nằm trong tầm tay của chúng ta", ông Netanyahu nhấn mạnh.
Theo AP, từ lâu, Israel và Saudi Arabia đã duy trì liên lạc thường xuyên ở cấp độ không chính thức, song Riyadh vẫn từ chối công nhận Israel do liên quan đến cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. David Rigoulet-Roze, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược của Pháp (IRIS) nhận định: Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên sẽ là đỉnh cao của những nỗ lực trong những năm gần đây. Điều này không hoàn toàn mới, bởi đã có những cuộc tiếp xúc bí mật trong nhiều tháng qua, thậm chí vài năm, giữa Saudi Arabia và Israel trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế với dự án cơ sở hạ tầng truyền thông, đặc biệt là đường sắt nhằm kết nối Israel và các quốc gia dầu mỏ ở bán đảo Arab.
Sự hội nhập toàn diện của Israel vào không gian khu vực
Theo báo “Haaretz” của Israel, tháng 9-2023 đánh dấu 45 năm kể từ khi Israel và Ai Cập ký các thỏa thuận khung Hiệp định Trại David (9-1978) tại Mỹ, đặt nền tảng cho hiệp định hòa bình mang tính lịch sử giữa Cairo và Tel Aviv. 15 năm sau, tháng 9-1993, Hiệp định Oslo được ký kết, thiết lập hòa bình giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). 30 năm tiếp theo, tức là vào thời điểm hiện tại, Israel và Saudi Arabia đang đứng trước cơ hội rõ nét nhất để có thể thiết lập quan hệ chính thức.
Triển vọng bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia hứa hẹn ý nghĩa lịch sử và vị thế vượt trội so với tất cả các thỏa thuận trước đây cộng lại. Theo chuyên gia nghiên cứu David Rigoulet-Roze, xét từ quan điểm địa chính trị, Saudi Arabia vốn được coi là “anh cả” trong thế giới Arab Hồi giáo nên việc Riyadh thiết lập quan hệ ngoại giao với Tel Aiv có thể ảnh hưởng đến lập trường các quốc gia Arab và Hồi giáo khác. Hơn nữa, Saudi Arabia còn là thành viên quan trọng của G20. Về mặt kinh tế, Saudi Arabia là đối thủ nặng ký của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với tư cách là nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Về mặt tôn giáo, Saudi Arabia là “người bảo vệ” các thánh địa Mecca và Medina. Vì vậy, việc bình thường hóa quan hệ với Israel sẽ có sức nặng hơn nhiều so với những gì mà Bahrain hay UAE đạt được nhờ Hiệp định Abraham.
![]() |
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (bên trái) và Thủ tướng Israel B. Netanyahu đều đang có động thái thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước. Ảnh: AP |
Theo Reuters, vào tháng 8-2020, dưới vai trò trung gian của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump, Israel đã bình thường hóa quan hệ với Bahrain bằng cách ký Hiệp định Abraham. Hiệp định Abraham đã trở thành cú hích quan trọng để Israel bình thường hóa quan hệ với hàng loạt quốc gia trong khu vực như UAE, Sudan, Bahrain, đồng thời, giúp Ai Cập và Jordan thúc đẩy quan hệ thực chất hơn với Israel. Khi đó, giới chuyên gia cho rằng, Hiệp định Abraham là một chiến thắng ngoại giao và kinh tế của Thủ tướng Israel B.Netanyahu trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang gặp phải nhiều khó khăn từ trong nước liên quan tới dự án cải cách tư pháp.
Sau khi ký một loạt thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với các nước Hồi giáo/Vùng Vịnh trên, Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với “anh cả” Saudi Arabia. Tuy nhiên, Riyadh cho hay, nước này sẽ không đi theo mô hình của UAE và Bahrain, đồng thời khẳng định trước tiên cần giải quyết vấn đề giữa Palestine và Israel. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi Saudi Arabia luôn đứng về phía Palestine trong cuộc đấu tranh chống lại Israel suốt hàng chục năm qua. Theo Sáng kiến Hòa bình Arab năm 2002, các quốc gia Arab chỉ có thể bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel sau khi Nhà nước Do Thái chấm dứt chiếm đóng trái phép tại các vùng lãnh thổ của Palestine và các nước Arab láng giềng.
Vai trò của Mỹ
Giống như Hiệp định Abraham, Mỹ không đứng ngoài mối quan hệ nồng ấm giữa Israel và Saudi Arabia. Tháng 7-2022, Tổng thống Biden đã có chuyến thăm tới Trung Đông, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Israel và Saudi Arabia. Mặc dù chuyến thăm được cho là củng cố quan hệ đồng minh nhằm đối phó với Iran, song về mặt nào đó, nó là chất xúc tác làm ấm quan hệ giữa Riyadh và Tel Aviv. Chính quyền nhà nước Do Thái rất trông cậy vào chuyến thăm này của ông Biden để khởi động một quan hệ hợp tác với Saudi Arabia, phù hợp với các thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và các nước Arab.
![]() |
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại Jeddah ngày 16-7-2022. Ảnh: AP |
Việc Tổng thống Biden bay thẳng từ Tel Aviv (Israel) tới Djdd (Saudi Arabi) được xem là biểu tượng bởi đây là chuyến bay trực tiếp đầu tiên trong lịch sử của Israel và Saudi Arabia. “Chính quyền của Tổng thống Biden đã và đang nỗ lực đưa Saudi Arabia vào cuộc chơi năng động này. Việc bình thường hóa quan hệ Israel-Saudi Arabia sẽ thay đổi đáng kể tình hình Trung Đông bằng cách chính thức đưa hai đối tác lớn của Mỹ xích lại gần nhau khi đối mặt với Iran. Điều này sẽ cho phép ông Biden có một chiến thắng ngoại giao ngoạn mục trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm sau”, Frédéric Encel, nhà địa chính trị và tác giả cuốn The Ways of Power (Odile Jacob, 2023) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel vẫn gặp nhiều “khó khăn”. Trong phát biểu ngày 15-9 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken khẳng định: “Ngay cả khi chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này (ám chỉ thỏa thuận tiềm năng nhằm bình thường hóa mối quan hệ đầy căng thẳng trong lịch sử giữa Saudi Arabia và Israel), thì đó vẫn là vấn đề nan giải”. Theo Ngoại trưởng Mỹ, “các chi tiết cụ thể của bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến những gì các bên khác nhau đang tìm kiếm đều là thách thức”. Ông khẳng định thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Israel trong tương lai “sẽ không thể thay thế cho việc Israel và Palestine cũng cần giải quyết bất đồng”, đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẽ vẫn khuyến khích Nhà nước Israel và Chính quyền Palestine tiến lên và cuối cùng đạt được giải pháp hai nhà nước. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ xác nhận: “Bất kỳ thỏa thuận nào có thể đạt được giữa Israel và Saudi Arabia trong mục tiêu bình thường hóa sẽ cần bao hàm một thành tố quan trọng, đó là người Palestine”.
Nhưng ngay cả khi thỏa thuận giữa Tel Aviv và Riyadh được thông qua, nó sẽ không thể chấm dứt xung đột giữa Nhà nước Do Thái và thế giới Arab. Nhiều quốc gia Arab và Hồi giáo vẫn khẳng định sẽ không bao giờ quan hệ với Israel.
PHƯƠNG LINH
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).