Vì sao tháng Chín sẽ là tháng bản lề cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2022
Tổng quan cho tháng Chín này, ông Nguyễn Anh Khoa cho rằng, chỉ số vẫn có thể tăng điểm, tuy nhiên diễn biến chỉ số sẽ có sự phân hóa qua từng tuần. Vì vậy, nhà đầu tư nên tận dụng các phiên tăng điểm của thị trường để cơ cấu các cổ phiếu có dư địa tăng giá thấp, đồng thời có thể tuân theo chiến lược "theo dấu dòng tiền" để trading trong tháng Chín này.
Tháng bản lề cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm 2022
Đánh giá qua các chỉ số lớn về VN-Index trên thế giới, ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Môi giới Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng, hầu hết đều có sự điều chỉnh tương đối. Điều này cho thấy sự cứng rắn của FED tác động tiêu cực đến tâm lý toàn cầu. “Có thể nói trong khoảng 02 tuần trở lại đây, VN-Index là một trong những chỉ số khỏe nhất thế giới khi chịu tác động điều chỉnh không đáng kể và vẫn đóng cửa tuần giao dịch tuần trước trên ngưỡng 1.280 điểm", ông Bùi Văn Huy nói.
Còn đối với thị trường Việt Nam, ông Huy đánh giá, dù không chịu áp lực quá mạnh về chỉ số, nhưng cấu trúc thị trường cũng có sự suy yếu, chỉ còn khoảng 1/3 các cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng ngắn hạn.
Về mặt chỉ số, các ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VN-Index lần lượt là 1.250 sau đó hỗ trợ mạnh hơn quanh 1.220. Theo ông Huy, sau điều chỉnh thì câu chuyện chính của thị trường Việt Nam có lẽ xoay quanh câu chuyện GDP tăng trưởng kỷ lục trong quý III năm nay. Và nhiều doanh nghiệp có mức độ phục hồi ấn tượng sau dịch sẽ nhận được sự quan tâm trong tháng Chín.
Trong bối cảnh nhiều biến động, các cổ phiếu phòng thủ, cơ bản ổn định cũng sẽ nhận được sự quan tâm trong trung hạn, song việc mua vào vẫn có thể mang đến nhiều rủi ro và xác suất thành công không cao.
Trong tuần qua, thanh khoản có phần sụt giảm một phần do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước khi thị trường tạm ngừng giao dịch trong kì nghỉ lễ. Còn mặt khác, thế giới biến động mạnh khiến thanh khoản giảm xuống rất thấp. Tuy nhiên, thì ông Huy vẫn duy trì quan điểm khi quen dần với T+2 mới, thanh khoản cũng cải thiện ở mức vừa phải, 10-15% so với trước và đạt quanh 15 ngàn tỷ khớp lệnh trên HOSE.
Tháng Chín sẽ là tháng bản lề cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2022.
Theo ông Huy, tháng Chín sẽ là tháng bước ngoặt đối với thị trường thế giới và trong nước, sẽ là tháng bản lề cho thị trường trong các tháng cuối năm. Trong những năm gần đây, tháng Chín đều có diễn biến khá ổn, tuy nhiên mức độ tăng không lớn. Theo thống kê từ khi thành lập cho đến nay, tháng Chín tỷ suất sinh lợi không cao, tệ thứ ba sau tháng Sáu và tháng Bảy. Do đó nếu nhìn về quá khứ, tháng Chín cũng không phải là quá thuận lợi.
Các sự kiện quan trọng gồm số liệu vĩ mô tháng Tám của các thị trường (tuần 2 tháng Chín); kỳ họp của FED 20-21/09; mùa KQKD trong nước vào cuối tháng khi cùng kỳ chịu giãn cách. Cùng với đó là các thông tin đồn đoán về nới room tín dụng.
Thị trường có thể xuất hiện các nhịp bull-trap, dao động 1.300 điểm
Nhận định của ông Trương Thái Đạt - Giám đốc khối Phân tích Chứng khoán DSC, dù VN-Index hồi phục nhanh và về sát vùng cao nhất trong nhiều tháng nhưng số lượng cổ phiếu nằm trong xu hướng tăng ngắn hạn chỉ đạt 44% và thấp nhất kể từ giữa tháng Tư.
Bên cạnh đó, thì tình trạng phân hóa không lành mạnh trên thị trường Việt Nam còn được thể hiện ở đà tăng phụ thuộc nhiều vào các cổ phiếu có giá trị giao dịch thấp nhưng tỷ trọng cao trên rổ chỉ số, như VIC, VHM, SAB,… Phân hóa, kéo trụ, kết hợp với mức thanh khoản thấp khiến xác suất giao dịch của nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn, và xác suất để VN-Index vượt cản 1.300 trở nên khó khăn hơn.
Do vậy trong tuần tới, ông Đạt cho rằng thị trường rất có thể xuất hiện các nhịp bull-trap, nhưng dự báo chỉ số chính của TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục dao động trong biên độ đi ngang và đóng cửa tuần duy trì dưới kháng cự 1.300 điểm.
Về mặt thanh khoản, lo ngại biến động thông tin và biến động thị trường quốc tế trong thứ 5 và thứ 6, cùng tâm lý trước kỳ nghỉ lễ, là hai trong những lý do lớn giải thích cho hiện tượng thanh khoản thấp. Hai yếu tố này còn là ẩn số trong tuần tới. Theo ông Đạt đánh giá giao dịch T+2 chỉ có thể giúp thanh khoản phiên chiều tăng thêm khoảng 5-10%.
Cũng theo ông Đạt, trong tuần tới dòng tiền có thể tiếp tục tập trung giao dịch trong nhóm bán lẻ. Nhìn lại sóng điều chỉnh từ đầu tháng 6 vốn xuất phát từ tình trạng lạm phát tăng tốc, đẩy biên lợi nhuận của ngành kinh doanh "mua đi – bán lại" như bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề, bất chấp triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam trong nhiều năm tới vẫn ở mức hai chữ số. Vì vậy khi giá dầu hạ nhiệt, lạm phát có những dấu hiệu giảm tốc đầu tiên, thì dòng tiền thông minh đang nhanh chóng hướng trở lại ngành bán lẻ.
“Bán lẻ là ngành đa dạng và nhà đầu tư cũng cần lựa chọn kỹ về dư địa tăng giá trước khi đưa ra quyết định đầu tư”, ông Đạt lưu ý.
Thống kê thị trường Việt Nam, hiệu suất dương của tháng Chín trong quá khứ thường không đến từ những thông tin tố hỗ trợ ấn tượng như hiệu ứng mùa vụ trong năm, mà hay xuất phát từ trạng thái hồi phục kỹ thuật sau nhịp điều chỉnh sâu của tháng Bảy và tháng Tám. Nhà đầu tư có thể nhận thấy rõ sự khác biệt của năm 2022, khi sóng điều chỉnh xảy ra sớm hơn và bắt đầu kể từ đầu tháng Tư, tạo đáy trong tháng Năm - tháng Sáu, trước khi hồi phục ấn tượng tháng Bảy - tháng Tám. Do đó chứng khoán Việt Nam trong tháng Chín thiếu đi lực đẩy mang tính chu kỳ trong năm.
Ngoài ra, sự khó khăn còn được thể hiện từ kỳ vọng kết quả kinh doanh trong quý III như việc tín dụng thắt chặt trong tháng Bảy và tháng Tám khiến nhóm BĐS và Ngân hàng không khả quan; Lạm phát đẩy biên lợi nhuận ngành bán lẻ thu hẹp;…
Do vậy, ông Đạt cho rằng nhà đầu tư chưa thể tự tin vào một sóng tăng trưởng tháng Chín có thể lặp lại, và thay vào đó nên áp dụng chiến lược giao dịch thận trọng và hạn chế mua đuổi, đồng thời duy trì tỷ trọng cổ phiếu dưới 50% cho tới khi thị trường điều chỉnh mạnh hơn hoặc tích lũy chặt chẽ hơn.
Xét về dòng vốn ngoại, ông Đạt cho rằng sẽ có nhiều lý do có thể khiến khối ngoại khó mua ròng trở lại trong ngắn hạn.
Đầu tiên là chỉ số US Dollar Index đo lường sức mạnh tương đối của đồng USD đang trong đà tăng mạnh nhất 20 năm qua, đồng thời khiến hoạt động đầu tư ở các thị trường mới nổi và cận biên trở nên kém hiệu quả hơn.
Thứ hai, Chính sách thắt chặt định lượng cũng làm thanh khoản của các thị trường lớn nhất thế giới có dấu hiệu giảm dần trong 03 tháng gần nhất.
Cuối cùng, về bản chất của sự vận động dòng tiền mua ròng của khối ngoại xuất phát từ nhu cầu mua giá rẻ. Và do đó rất khó có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ liên tiếp mua ròng nếu VN-Index và mặt bằng giá cổ phiếu liên tục tăng như trong 02 tháng gần nhất.
VN-Index sẽ tăng điểm trong tháng Chín nhưng phân hoá theo từng tuần
Ông Nguyễn Anh Khoa - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco cho rằng, chỉ số đã nối dài đà tăng điểm sang tuần thứ 8 liên tiếp, trong đó dòng tiền có sự luân chuyển từ khối tổ chức và khối ngoại qua nhóm nhà đầu tư cá nhân. Phần lớn các nhóm ngành đều tăng điểm tốt trong tháng 8 vừa qua, nổi bật nhất là nhóm bán lẻ, hóa chất, dịch vụ tài chính.
Theo ông Khoa, tuần cuối cùng của tháng Tám cũng là tuần đầu tiên áp dụng phương thức thanh toán mới T+1,5, trên thực tế áp lực chốt lời trong phiên chiều 31/08 có xuất hiện, kết hợp với việc thị trường có 08 tuần liên tiếp tăng điểm và chưa có nhịp điều chỉnh lớn nào. VN-Index có thể đảo chiều giảm trong tuần đầu tháng Chín để cân bằng cung-cầu. Mức điểm số của chỉ số trong tuần tới có thể dao động quanh vùng 1.250-1.300 điểm.
Giá trị giao dịch trong tuần tới nhiều khả năng tăng lên do mức nền thanh khoản thấp của tuần trước trong khi áp lực chốt lời có thể xuất hiện rõ ràng hơn khi các cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa hầu như đã tăng giá bình quân 20%-30% từ vùng đáy và chưa có nhịp điều chỉnh nào rõ ràng. Lực mua vào trong các phiên cuối tuần qua đã giảm đáng kể làm tăng rủi ro điều chỉnh trong thời gian ngắn.
“Sau nhịp tăng giá tương đối mạnh của nhóm vốn hóa lớn và vốn hóa vừa trong tháng Tám, dòng tiền có thể chuyển dịch sang nhóm vốn hóa nhỏ hơn trong tuần mới của tháng Chín. Một số nhóm ngành nhà đầu tư nên lưu ý trong tuần tới bao gồm nhóm ngành thép, khi giá thép tại nhiều doanh nghiệp đã bật tăng trở lại và nhu cầu thi công trong các tháng cuối năm sẽ có xu hướng tăng do giải ngân đầu tư công đang thấp hơn so với cùng kỳ. Thứ hai là nhóm chứng khoán, do chu kỳ thanh toán mới được kỳ vọng sẽ tăng tần suất giao dịch cổ phiếu và giúp doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cải thiện. Cuối cùng là nhóm bán lẻ điện tử - khi dòng điện thoại iPhone mới sẽ ra mắt trong tuần đầu tháng Chín cùng với mùa tựu trường sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử, ông Khoa nói.
Tổng quan cho tháng Chín này, ông Khoa cho rằng chỉ số vẫn có thể tăng điểm, tuy nhiên diễn biến chỉ số sẽ có sự phân hóa qua từng tuần. Điều này là do động thái rút ròng của khối tổ chức và khối ngoại đã bắt đầu trong các phiên cuối tháng, đồng thời khả năng lãi suất điều hành của FED tiếp tục tăng dự kiến với tỷ lệ lớn có thể làm giảm tính hấp dẫn của thị trường trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư nên tận dụng các phiên tăng điểm của thị trường để cơ cấu các cổ phiếu có dư địa tăng giá thấp, đồng thời có thể tuân theo chiến lược "theo dấu dòng tiền" để trading trong tháng Chín này.
Minh An (T/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.