• Click để copy

Việt Nam có khoảng 70 mặt hàng có thể xuất khẩu sang Israel

Hiệp định FTA Việt Nam - Israel được ký kết ngay trong năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu kỷ niệm 30 năm Ngày Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời, mở ra cơ hội giúp Việt Nam vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á.

Lễ ký kết VIFTA diễn ra ngày 25/7/2023, tại Văn phòng Thủ tướng IsraelLễ ký kết VIFTA diễn ra ngày 25/7/2023, tại Văn phòng Thủ tướng Israel

Israel hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Do đó, sau khi FTA được ký kết và đi vào thực thi sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều đi lên.

Bên cạnh đó, với khu vực Tây Á, hiện Israel đóng vai trò như một bàn đạp để hàng hóa Việt Nam hiện diện rõ hơn ở khu vực Tây Nam Á. Nếu vào được thị trường Israel, hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội vào được rất nhiều thị trường khác của khu vực.

Hiệp định VIFTA gồm 15 chương và một số phụ lục đính kèm các chương với các nội dung cơ bản như thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm Chính phủ, pháp lý - thể chế.

Với việc đạt được các thỏa thuận tại tất cả các chương trong hiệp định, nhất là cam kết mạnh mẽ của hai bên về nâng cao tỉ lệ tự do hóa thương mại với tỉ lệ tự do hoá tổng thể đến cuối lộ trình cam kết của Israel là 92,7% số dòng thuế trong khi của Việt Nam là 85,8% số dòng thuế, hai bên kỳ vọng rằng thương mại hai chiều sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc, sớm đạt mức 3 tỷ USD và cao hơn nữa trong thời gian tới.

Các sản phẩm được giao dịch giữa hai quốc gia là: Hóa chất, sản phẩm công nghiệp hóa chất, thiết bị điện tử, thiết bị quang học và y tế, máy móc, thiết bị điện và cơ khí, nông sản tươi sống và thực phẩm.

Giày dép là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường IsraelGiày dép là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Israel

Israel nhập khẩu từ Việt Nam nhiều sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép, cà phê, điện thoại di động... Những năm gần đây, xe điện sản xuất tại Việt Nam thậm chí đã bắt đầu được bán tại Israel.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 785,7 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Israel đạt 1,4 tỷ USD.

Mỗi năm có khoảng trên dưới 70 diện mặt hàng các loại của Việt Nam được xuất khẩu sang Israel.

Năm 2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Điện thoại di động và linh kiện đạt 293,2 triệu USD, hàng thủy hải sản đạt 80,4 triệu USD (gồm tôm, mực đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá tra…), nông sản các loại (như hạt điều đạt 59,8 triệu USD, cà phê đạt 24,3 triệu USD, gia vị các loại…), giày dép đạt 92,3 triệu USD, hàng dệt may đạt 32,8 triệu USD.

Ngoài ra, còn có các mặt hàng xuất khẩu khác như: Hàng điện tử, máy móc thiết bị điện, hàng gia dụng, đồ nhà bếp, nước giải khát, lương thực thực phẩm chế biến sẵn thuộc nhóm hàng khô, bánh kẹo, trái cây chế biến sấy khô và đóng hộp…

Xét về mặt quy mô thương mại và đầu tư, so với các FTA đã ký như FTA với EU, CPTPP…, FTA Việt Nam-Israel không có quy mô lớn nhưng lại có nhiều ý nghĩa trong việc hướng tới tương lai.

Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á, là khu vực mà chúng ta vẫn đang có những quan hệ tương đối hạn chế và mong muốn được mở rộng. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn.

Cơ hội luôn song hành cùng thách thức

Theo Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long, mỗi FTA luôn đi kèm giữa cơ hội và thách thức; do đó, FTA Việt Nam-Israel cũng không nằm ngoài quy luật.

Israel là một đất nước có đến 70% là sa mạc nên nguồn tài nguyên rất khan hiếm, vì vậy, hoạt động thương mại chủ yếu là nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng lại là một trong những thế mạnh của Việt Nam.

“Thách thức đối với Việt Nam là về năng lực cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động trong tìm hiểu những cơ chế, chính sách, thị trường, những rào cản thương mại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình", PGS.TS Ngô Trí Long nhận định.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, các doanh nghiệp muốn tận dụng được lợi thế của FTA Việt Nam - Israel thì ngày càng phải chuyên nghiệp hơn. Bởi, Israel là đối tác có năng lực cạnh tranh lớn, khoa học kỹ thuật rất phát triển nên những mặt hàng tiêu dùng mà Việt Nam xuất khẩu sang phải chú ý nâng cao chất lượng, đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, theo Chuyên gia Vũ Vinh Phú, Israel có một đặc điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là thị trường này có nhu cầu nhập các mặt hàng để có thể đưa vào bếp ngay cho các bà nội trợ, tức là hàng hóa chế biến sâu.

Đồng thời, Israel cũng đòi hỏi các mặt hàng phải có thương hiệu, có chất lượng. Đây là điều mà doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tiếp cận dần để có thể làm quen để giành lợi thế thị trường.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.