• Click để copy

Viettel: Sản xuất những công nghệ quốc phòng ngang tầm thế giới

Mày mò giải quyết từng nan đề, thử và sai qua hàng trăm phiên bản thử nghiệm, lăn lộn trên thao trường..., người Viettel từng bước làm chủ những công nghệ mà chỉ số ít cường quốc quân sự nắm giữ, góp phần bảo vệ tổ quốc bằng tri thức và trí tuệ người Việt.

Năm 2010, Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Trải qua 14 năm - một thời gian rất ngắn so với nhiều năm tích lũy năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của các cường quốc về công nghiệp quốc phòng, lĩnh vực này đã trở thành điểm nhấn của Viettel với sự ra đời của hàng loạt sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam”, đóng góp vào tiềm lực quốc phòng.

Từ quyết tâm chỉ làm, không lùi

Từ điểm xuất phát là một tân binh, Viettel vẫn lựa chọn phát triển những công nghệ tiên tiến mà chỉ số ít cường quốc quân sự có thể làm chủ. Hành trình đó có nhiều lúc tưởng như nhiệm vụ bất khả thi: Thiếu kinh nghiệm, thiếu mô hình tham chiếu vì chưa ai ở Việt Nam từng làm, bí mật công nghệ mà không bên nào muốn chia sẻ.

"Lãnh đạo Viettel đặt ra một loạt câu hỏi dồn dập cho nhóm đề tài: "Phần ăng ten chúng ta làm được không?", "Phần thu, phát làm được không?", "Phần xử lý tín hiệu làm được không?", ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT), nhớ lại câu chuyện năm 2015 khi Viettel được đích thân cố Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh giao nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống Radar quản lý bờ biển để trang bị cho Quân chủng Hải quân. 

6 tháng tiếp theo, các nhóm kỹ sư Viettel “bám” bờ biển liên tục, vừa phát sóng trực tiếp vừa hiệu chỉnh sản phẩm. Trước khi có sản phẩm hoàn thiện cuối cùng, họ đã thiết kế 36 phiên bản để tìm ra phương án tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra. Ngày nay, hệ thống đài radar cảnh giới bờ biển tạo ra từ những ngày “lăn lộn” đó đã được trang bị tới 5 Vùng Hải quân, trở thành con mắt canh biên giới biển. Và đó cũng là lời khẳng định người Viettel có thể làm được, ông Hà cho biết.

Tìm lời giải cho các bài toán khó để đóng góp vào tiềm lực quốc phòng của đất nước trở thành nguồn cảm hứng cho đội ngũ Viettel. Hàng loạt sản phẩm công nghiệp công nghệ cao khác cũng ra đời như vậy: Vũ khí chiến lược công nghệ cao, các hệ thống radar, tác chiến điện tử, huấn luyện mô phỏng… 

Viettel: Sản xuất những công nghệ quốc phòng ngang tầm thế giới
Các sản phẩm tác chiến hiện đại do Viettel nghiên cứu, sản xuất.  Ảnh: HỮU THỌ

“Chúng tôi rất quý anh em kỹ sư Viettel vì ham học và không ngại khổ. Nắng tháng 7, nhóm Viettel có kế hoạch làm việc tại nhà xưởng 3 tuần, nhưng tranh thủ máy bay đang trong 2 tuần bảo dưỡng, anh em quyết tâm thực hiện bằng xong scan 3D toàn bộ máy bay. Thấy anh em Viettel làm tới đêm, xong sáng hôm sau lại ra sớm, chúng tôi cảm nhận được sự nỗ lực và khát khao”, Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng, Phó ban Kỹ thuật Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-không quân kể lại quá trình các kỹ sư Viettel phát triển hệ thống mô phỏng máy bay Su-30MK2.

Đến thời điểm hiện tại, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới bao gồm 4 chức năng: Thu thập thông tin, truyền nhận thông tin và mệnh lệnh, xử lý thông tin hỗ trợ điều hành tác chiến, tác chiến không gian mạng.

Trong quá trình phát triển sản phẩm, Viettel kiên định với việc lựa chọn nghiên cứu và làm chủ những giải pháp tối tân bậc nhất thế giới. Với cách làm sáng tạo và quyết tâm giải quyết tận gốc rễ vấn đề, Viettel được cấp 116 bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, 29 bằng bảo hộ sáng chế tại Mỹ. Viettel cũng vinh dự được nhận 2 giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.

Đến những giải pháp ngang tầm thế giới

Thông qua việc làm chủ công nghệ quốc phòng, Viettel làm lợi cho Quân đội và đất nước hàng tỷ USD. Một bộ radar Viettel sản xuất với tính năng tương đương có thể tiết kiệm 7 triệu USD so với đi mua của đối tác nước ngoài, trong khi nhu cầu trang bị cho Quân đội lên đến hàng trăm bộ. Hay thiết bị mô phỏng giúp tiết kiệm hàng trăm lần so với luyện tập thực tế, trong khi tạo ra trải nghiệm huấn luyện tương tự. 

Viettel: Sản xuất những công nghệ quốc phòng ngang tầm thế giới
Hệ thống radar chống UAV của Viettel tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: HỮU THỌ

Những sản phẩm của Viettel còn khẳng định công nghiệp quốc phòng Việt có thể cạnh tranh quốc tế. Sản phẩm Viettel đại diện cho Việt Nam tham gia các triển lãm quân sự hàng đầu thế giới tại Ba Lan, Thái Lan (năm 2023) và Malaysia (2024). Trong năm 2024, Viettel đã ký kết và hợp đồng với Malaysia, Philippines về xuất khẩu thiết bị công nghiệp công nghệ cao, radar và các hệ thống mô phỏng huấn luyện, trị giá hàng triệu USD.

Đến nay Viettel không chỉ hoàn thành các nhiệm vụ được Quân đội giao phó, mà còn giữ vai trò hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, tiên phong phát triển các công nghệ mới nhất trên thế giới. 

Vũ khí chiến lược công nghệ cao, do Viện Hàng không Vũ trụ Viettel phát triển, là công nghệ mà chỉ có một vài quốc gia trên thế giới sở hữu. Khả năng làm chủ đã giúp Việt Nam có thể chủ động hoàn toàn trong việc thiết kế, chế tạo sản phẩm, linh hoạt điều chỉnh các tính năng, bảo đảm yêu tố bí mật, phù hợp với điều kiện tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam và giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.  

“Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thành công vũ khí chiến lược công nghệ cao là một dấu ấn có ý nghĩa lớn đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và với nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, là niềm tự hào, là mong ước cháy bỏng của quân đội và cả dân tộc Việt Nam chúng ta. Kết quả này đã góp phần viết nên một trang sử mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khẳng định bản lĩnh trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của Quân đội và dân tộc”, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá tại buổi lễ trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Viện Hàng không Vũ trụ Viettel ngày 9-12.

Các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của Viettel nghiên cứu, sản xuất được trình diễn tại gian hàng Công nghiệp Quốc phòng tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19-12 đến 22-12.

Viettel trưng bày hơn 80 sản phẩm và module thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật cung cấp cho Quân đội như khí tài công nghệ cao, thiết bị thông tin liên lạc, radar, máy bay không người lái, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống mô hình mô phòng, hệ thống tác chiến không gian mạng…

VĂN PHONG

Tin mới

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.