• Click để copy

Viettel triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN

Ngày 13-11, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) thuộc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với Tập đoàn Qualcomm tổ chức sự kiện công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel”. Đây là trạm phát sóng 5G Open RAN (mạng truy nhập vô tuyến-Radio Access Network-RAN) đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm, do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu và phát triển.

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN từ năm 2025

Sự kiện là dấu mốc thể hiện vai trò tiên phong của Viettel và Qualcomm trong cuộc cách mạng thúc đẩy công nghệ hạ tầng 5G tiến tới chuẩn mở Open RAN. Theo đó, từ năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước và tiến tới mở rộng quy mô lớn ra thị trường quốc tế. Đây là bước tiến mới tại Việt Nam, bởi trước đó, các trạm 3G, 4G do Viettel nghiên cứu được lắp đặt và phát sóng thử nghiệm. Đến 5G, Viettel đã đặt dấu mốc lớn song hành cùng thế giới khi triển khai đồng thời trên mạng lưới 5G phủ sóng toàn quốc.

Viettel triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN
Trạm phát sóng 5G Open RAN của Viettel trưng bày tại sự kiện. 

Những trạm phát sóng đầu tiên được triển khai đã chứng minh được các ưu điểm của công nghệ Open RAN. Các chỉ số kỹ thuật về tốc độ download, upload, vùng phủ sóng, số lượng người dùng, độ tiêu hao năng lượng, cho thấy chất lượng của mạng Open RAN do Viettel phát triển đã đạt đến mức tương đương với những mạng 5G truyền thống, trong khi đó chi phí đầu tư hạ tầng và vận hành khai thác tối ưu hơn. Điều này rất quan trọng để phổ cập hóa công nghệ 5G trên mọi miền đất nước.

Với việc đưa vào triển khai các trạm phát sóng 5G Open RAN, Viettel High Tech đã hoàn thiện danh mục các giải pháp 5G trọn bộ từ mạng lõi (core network) đến các khối vô tuyến (RAN). Viettel High Tech có thể cung cấp toàn bộ giải pháp cho khách hàng triển khai mạng riêng (private network) hoặc mạng công cộng (public network). Điểm mạnh trong bộ giải pháp 5G của Viettel là tính mở theo tiêu chuẩn Open RAN. Các nhà mạng sử dụng giải pháp Viettel có thể linh hoạt trong việc kết hợp nhiều nhà cung cấp để tạo nên một hệ sinh thái đối tác bền vững.

Bà Jeanette Whyte, Giám đốc về Chính sách của GSMA (Tổ chức toàn cầu thống nhất hệ sinh thái di động) tại châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, ngày càng có nhiều nhà mạng triển khai Open RAN, đây sẽ là xu hướng trên thế giới. Open RAN giúp các quốc gia và các nhà mạng chuyển đổi mạng lưới của mình. Công nghệ này tách rời phần cứng và phần mềm để giúp các nhà mạng linh hoạt chọn đối tác, giảm giá thành đầu tư. Tuy nhiên, Open RAN cũng đối mặt với những rào cản như độ tin cậy, mức độ tích hợp vào hệ thống, chất lượng mạng lưới... Các quốc gia đang phối hợp với nhau để chung tay xóa bỏ những trở ngại này. Bên cạnh đó, để thúc đẩy Open RAN cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý của các quốc gia.  

Đưa Việt Nam tiến xa hơn trong chiến lược quốc gia “Make in Vietnam”

Ông Nguyễn Minh Quang, Phó tổng giám đốc Viettel High Tech đánh giá, việc tự chủ công nghệ và sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là sứ mệnh của Viettel, đưa Việt Nam tiến xa hơn trong chiến lược quốc gia “Make in Vietnam”. Trước dự án Open RAN với Qualcomm, Viettel đã phát triển và làm chủ hệ thống các trạm gốc 4G, 5G, triển khai thành công trên mạng lưới của mình. Đây là những bước đi vững chắc giúp Viettel hiện thực hóa tầm nhìn làm chủ công nghệ, đặt nền móng cho ngành viễn thông quốc gia.

Viettel triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN
Đại diện Tập đoàn Viettel và Qualcomm ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao. 

Cụ thể, trong dự án phát triển trạm phát sóng 5G Open RAN, đội ngũ kỹ sư của Viettel High Tech và Qualcomm cùng tham gia các công đoạn thiết kế công nghệ lõi và ứng dụng vào sản phẩm. Đây là sản phẩm có hàm lượng công nghệ rất cao, là sự tổng hợp của nhiều kỹ thuật như: Vô tuyến, xử lý tín hiệu, tối ưu công suất, quản lý thiết bị... Dự án được thực hiện bởi hơn 500 kỹ sư đầu ngành của hai tập đoàn từ các nước: Việt Nam, Mỹ, Phần Lan, Israel, Ấn Độ... Các kỹ sư của Viettel đảm nhiệm việc thiết kế hệ thống, phát triển phần mềm, phần cứng. Phía Qualcomm đảm nhiệm các hạng mục về chipset 5G. Không chỉ triển khai diện rộng tại Việt Nam từ đầu năm 2025, sản phẩm này cũng sẽ được hai bên triển khai tới các khách hàng quốc tế từ năm 2025.

Cũng tại sự kiện, Viettel và Qualcomm đã ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao trên phạm vi toàn cầu. Đây là cột mốc đánh dấu sự thành công của mô hình hợp tác giữa hai tập đoàn trong thời gian qua và tiến tới những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Không chỉ hợp tác 5G, hai bên còn thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như: 6G, AI (trí tuệ nhân tạo), XR (thực tế ảo)...

Bài và ảnh: LA DUY

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.