• Click để copy

Vụ bốn ngân hàng bán vàng: Không nên chỉ có bán mà không mua

Đánh giá cao động thái của Chính phủ trong việc đưa giải pháp bình ổn thị trường vàng, tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc mua bán vàng nên là giao dịch 2 chiều, có mua - có bán, chứ không nên chỉ thực hiện bán ra mà không mua vào.

Từ chiều nay (3-6), bốn ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank và Công ty SJC chính thức bắt đầu triển khai bán vàng miếng sau khi mua trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước để bán trực tiếp tới người dân với mục tiêu bình ổn thị trường vàng miếng SJC.

Giá bán vàng miếng SJC trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố là: 78,98 triệu đồng/lượng. 

Đến 14 giờ 15 phút chiều nay, 4 ngân hàng và Công ty SJC niêm yết giá vàng "bình ổn" ở mức 79,98 triệu đồng/lượng.

Như vậy, các ngân hàng bán vàng miếng trực tiếp cho người dân với giá chỉ cao hơn 1 triệu đồng/lượng so với giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước, ở dưới mức 80 triệu đồng/lượng.

Chiều nay, giá vàng SJC cũng đồng loạt giảm hơn 3 triệu đồng/lượng về mức "bình ổn" là: 79,98 triệu đồng/lượng. 

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới.

Có bán thì phải có mua

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân ngày 3-6 bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá rất cao tinh thần cầu thị của Chính phủ và đặc biệt là của Ngân hàng Nhà nước, khi đã cho phép 4 ngân hàng lớn của Nhà nước bán vàng miếng cho người dân. 

"Đây là tín hiệu rất đáng mừng, góp phần ổn định thị trường vàng, giúp thị trường vàng không “nhảy múa”, sáng giá này, chiều giá khác, thậm chí vài giờ giá đã khác nhau rồi. Tôi hy vọng giá vàng trong nước sẽ được bình ổn, tiệm cận với giá vàng thế giới”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Vụ bốn ngân hàng bán vàng: Không nên chỉ có bán mà không mua
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Nên mua bán vàng hai chiều sẽ hợp lý hơn.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay, cá nhân ông thấy khá băn khoăn khi 4 ngân hàng của Nhà nước sẽ duy trì được việc này bao lâu, duy trì thường xuyên, lâu dài hay chỉ trong một giai đoạn nhất định?

“Ngân hàng chỉ bán ra mà không mua vào thì làm sao tái tạo, đủ để cung cấp thường xuyên cho người dân được? Do đó, việc chỉ bán mà không mua là một vấn đề đặt ra. Chính bản thân tôi cũng đang đặt câu hỏi về việc này”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Đại biểu cũng đặt câu hỏi, liệu sẽ tới một thời điểm nào đó, ngân hàng sẽ không còn bán vàng nữa hay không? Khi người dân có nhu cầu mua nhưng ngân hàng lại không bán thì sẽ buộc phải mua ở ngoài. Mà mua ở ngoài nhiều có thể dẫn đến khả năng lại kích thích giá vàng lên cao.

“Tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm tới vấn đề này. Có bán thì phải có mua; người dân có nhu cầu mua thì ngân hàng bán, người dân có nhu cầu bán thì ngân hàng cũng phải mua lại để có nhu cầu tái tạo, để lưu chuyển nguồn hàng”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu quan điểm.

Phân tích rõ hơn về ý kiến này, đại biểu Phạm Văn Hòa đặt ví dụ, chẳng hạn, ngân hàng có 1.000 lượng vàng, sau khi đã bán ra hết rồi thì liệu có vàng để bán nữa hay không, nếu không có mua vào? Vì thế, theo đại biểu, Ngân hàng Nhà nước cần phải xem xét, tính toán cho hợp lý và nhấn mạnh việc mua bán qua lại 2 chiều sẽ hợp lý hơn, bảo đảm được hoạt động thường xuyên, liên tục, giống như tại các cửa hàng vàng đang thực hiện ngoài thị trường hiện nay.

Một điều nữa, theo đại biểu là, hiện nay, giữa giá bán và mua vào đã có sự chênh lệch, giá bán ra cao hơn giá mua vào, cho nên, ngân hàng cũng không bị thiệt. “Vì thế, nên duy trì việc mua - bán hai chiều, chứ không chỉ bán mà không mua”, đại biểu nhấn mạnh.

Góp nguyên nhân khiến giá vàng trượt dốc mạnh

Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC xuống còn 79,98 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong vòng một tuần qua, mỗi lượng vàng miếng SJC giảm khoảng 8 triệu đồng, trượt dốc so với thời điểm cách đây gần một tháng (đỉnh 92 triệu đồng/lượng). Mức chênh giữa giá mua và bán hiện duy trì ở mức 2 - 2,5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ bốn ngân hàng bán vàng: Không nên chỉ có bán mà không mua
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu: Quyết định bán vàng của Ngân hàng Nhà nước có tác động rất mạnh mẽ đến thị trường vàng.

Lý giải về sự trượt dốc này, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay, một trong những nguyên nhân là do 4 ngân hàng Nhà nước triển khai bán vàng trực tiếp cho dân từ chiều nay (3-6). 

"Quyết định này của Ngân hàng Nhà nước có tác động rất mạnh mẽ đến thị trường vàng. Các ngân hàng này không kinh doanh vàng mà nhận nhiệm vụ phân phối vàng theo sự chỉ đạo để bán vàng cho người dân theo định giá của Ngân hàng Nhà nước", TS Nguyễn Trí Hiếu nói và nhận định mục đích của việc này là nhằm kéo giảm sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu dự báo, giá vàng SJC tuần này sẽ tiếp tục giảm so với tuần trước. Tuy nhiên, việc giá vàng giảm mạnh có thể tạo ra tiền đề kéo giảm sự chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước hay không thì còn cần phải xem xét tác dụng của việc các ngân hàng thương mại bán ra thế nào.

"Nếu giá vàng mà các ngân hàng thương mại bán quá thấp thì người dân lại đổ một lượng tiền ra để mua vàng, từ đó sẽ tiếp tục tạo ra một sự biến động lớn về nhu cầu và thay đổi về giá vàng”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

THẢO PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI

Lừa đảo trực tuyến đang trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đã có nhiều người dùng mạng xã hội bị các đối tượng lừa đảo bằng những hình ảnh, video được tạo từ Deepfake, Deepvoice-là những công nghệ ứng dụng AI để tạo hình ảnh, video âm thanh giả mạo giống như thật khiến người dùng khó phân biệt...

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo

LTS: Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi "kịch bản", thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ đang đặt ra cấp thiết.

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.