• Click để copy

WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ

Ngày 14-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp chuyên gia để đánh giá tình hình bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi và sẽ quyết định xem có cần phải ban bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh này hay không.

Cuộc họp quy tụ 16 chuyên gia quốc tế, diễn ra sau khi cơ quan giám sát y tế của Liên minh châu Phi (AU) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp châu lục vì đợt bùng phát đang lan mạnh. Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp CHDC Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. CHDC Congo chính là nơi đầu tiên loại virus gây bệnh đậu mùa được phát hiện ở người vào năm 1970.

WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN 

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, CHDC Congo đã báo cáo phát hiện hơn 14.000 ca bệnh và 524 ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ, vượt quá tổng số của năm ngoái. Ông đánh giá sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của biến thể 1b từ năm ngoái ở CHDC Congo (dường như lây lan chủ yếu qua đường tình dục) và việc phát hiện ra virus ở các quốc gia lân cận là đặc biệt đáng lo ngại. Đây là một trong những lý do chính khiến ông quyết định triệu tập ủy ban khẩn cấp. Trong tháng qua, khoảng 90 ca nhiễm biến thể 1b đã được phát hiện tại 4 quốc gia lân cận CHDC Congo vốn chưa từng có sự xuất hiện của virus trước đây gồm: Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh nhiệm vụ hiện nay không phải chỉ là giải quyết 1 đợt bùng phát 1 biến thể mà là giải quyết một số đợt bùng phát các biến thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau với các phương thức lây truyền khác nhau và các mức độ rủi ro khác nhau.

Ủy ban sẽ tư vấn cho ông Tedros về việc liệu đợt bùng phát này có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) hay không. PHEIC là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới theo Quy định Y tế quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý. Nếu được tuyên bố, đây sẽ là PHEIC thứ hai vì bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Trước đó, hồi tháng 5-2022, số ca nhiễm đậu mùa khỉ tăng vọt trên toàn thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới đồng tính và song tính, chủ yếu do biến thể 2b gây ra. Khi đó, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng kéo dài từ tháng 7-2022 đến tháng 5-2023. Đợt bùng phát này đến nay hầu như đã lắng dịu nhưng cũng đã gây ra khoảng 140 ca tử vong trong số khoảng 90.000 ca. Trong đợt bùng phát mới này, biến thể 1b bắt đầu gia tăng ở CHDC Congo kể từ tháng 9-2023, gây bệnh nặng hơn biến thể 2b, với tỷ lệ tử vong cao hơn.

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus lây truyền sang người từ động vật bị nhiễm bệnh nhưng cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc vật lý gần. Bệnh gây sốt, đau nhức cơ và tổn thương da lớn giống như nhọt. Hiện các chuyên gia WHO khuyến nghị sử dụng 2 loại vaccine phòng bệnh đậu mùa để tiêm phòng.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.