• Click để copy

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại trong năm 2023

Sáng 24-12, tại Thành phố (TP) Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 700 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí; đại diện lãnh đạo thường trực tỉnh ủy, thành ủy; đại diện lãnh đạo các ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, sở thông tin và truyền thông, hội nhà báo các tỉnh, thành phố; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương...

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại trong năm 2023

Quang cảnh Hội nghị báo chí toàn quốc.

Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. Báo cáo về hoạt động công tác Hội Nhà báo Việt Nam thống nhất nhận định, năm 2022, báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện những bước chuyển mình quan trọng: Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí nêu cao tinh thần chủ động, tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó, đặc biệt ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền nghiên cứu, quán triệt đưa các Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; góp phần rất quan trọng vào việc củng cố, tăng cường niềm tin đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác chấn chỉnh, xử lý sai phạm và dấu hiệu sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là những vấn đề liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, được thực hiện bài bản, quyết liệt, nhằm hỗ trợ báo chí phát triển đúng định hướng, lành mạnh. Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, thực hiện chuyển đổi số báo chí...

Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, trong năm 2022, công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Thông tin trên báo chí thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước. Các thông tin tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều cơ quan báo chí đã tích cực truyền cảm hứng về tinh thần quả cảm, hết lòng vì cộng đồng, đất nước; cổ vũ tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp làm giàu, vì lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, công tác báo chí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn thực hiện kéo dài, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Một số Sở TT-TT chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm, e dè, né tránh trong xử lý vi phạm hoạt động báo chí trên địa bàn… Vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí còn hạn chế, mờ nhạt; không có biện pháp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, xử lý khi cơ quan báo chí xảy ra vi phạm nghiêm trọng, kéo dài. Thông tin tích cực, tiêu cực trên mặt báo vẫn chưa có sự cân đối. Tính định hướng, tính dẫn dắt của báo chí trong một số vụ việc, trường hợp cụ thể còn chậm, thiếu nhạy bén...

Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm, Hội nghị dành thời gian nghe các đại biểu tham luận, trao đổi, chia sẻ về những vấn đề cần quan tâm trong công tác báo chí hiện nay cũng như đời sống báo chí - truyền thông; nhận diện xu hướng, thách thức, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, văn hóa báo chí, quản lý báo chí ở địa phương, kinh nghiệm hợp tác sản xuất, phát triển nội dung truyền thông; đổi mới nội dung và hình thức trong kỷ nguyên truyền thông mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, giáo dục, tuyên truyền, định hướng dư luận, sát yêu cầu của bạn đọc …

Hội nghị thống nhất nhận định, năm 2023 là năm bản lề trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo và các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được trong năm 2022; triệt để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” như tinh thần văn kiện Đại hội.

Tại Hội nghị, thay mặt Ban Tổ chức, đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phát động hưởng ứng tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 1256/QĐ-TTg, ngày 9-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại trong năm 2023

 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Hội nghị đã làm rõ được những thành tựu, nét nổi bật cũng như những tồn tại, thách thức trong công tác báo chí hiện nay. Nhiều ý kiến tham luận đã chỉ rõ các yêu cầu đổi mới công tác báo chí, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm, bài học rút ra, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động báo chí. Hướng đến kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2025), các cơ quan báo chí bên cạnh các hoạt động kỷ niệm mang nhiều ý nghĩa thiết thực, cần có các chương trình hành động, đề ra những giải pháp, phương án đổi mới, xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng đáp ứng yêu cầu mới. Các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí cần đẩy mạnh quy hoạch báo chí, xuất bản, chuyển đổi số, xây dựng tổ chức đảng ở các cơ quan báo chí; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác báo chí, tạo điều kiện để phát triển báo chí đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo chí cần được chú trọng, nhất là tập trung rà soát công tác đào tạo báo chí. Các nguồn lực để xây dựng, phát triển báo chí cách mạng cần được chuẩn bị mang tính toàn diện, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực tiếp cận các công nghệ làm báo hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và xu hướng tiếp cận thông tin của độc giả, thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam...

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại trong năm 2023

 Đại tá Lê Ngọc Long, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân thay mặt Đảng ủy, Ban biên tập báo Quân đội nhân dân nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại trong năm 2023

Ban Tuyên giáo Trung ương trao tặng bằng khen cho các tập thể vì có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022. 

Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức trao tặng bằng khen cho 32 tập thể  vì thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022.

Tin, ảnh: ĐẶNG BẢO MINH

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.