• Click để copy

Xem xét tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sáng 28-4, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay” với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước…

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó có nội dung liên quan đến tài sản số và tín chỉ carbon. 

Về phía ngành ngân hàng, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính đang khẩn trương, tích cực nghiên cứu để đề xuất khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho lĩnh vực này, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo đảm môi trường đầu tư an toàn.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay đó là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam?

Xem xét tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm
 Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng Lê Thị Thúy Sen phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG GIÁP

Phát biểu tại hội thảo, Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng Lê Thị Thúy Sen cho biết, hội thảo được tổ chức với mong muốn tạo ra một diễn đàn chuyên sâu, đa chiều, kết nối giữa lý luận và thực tiễn, giữa Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, giữa khung pháp lý và nhu cầu thị trường. 3 mục tiêu chính của hội thảo là: Làm rõ vai trò, ý nghĩa của tài sản bảo đảm trong bối cảnh mới, đặc biệt là tài sản số, tín chỉ carbon, từ đó đánh giá mức độ khả thi triển khai áp dụng các loại tài sản mới này trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý, xử lý tài sản bảo đảm từ các quốc gia trên thế giới đã thí điểm hoặc áp dụng tài sản kỹ thuật số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm; gợi ý các giải pháp định hướng xây dựng khung pháp lý cho việc sử dụng các loại tài sản phi truyền thống làm tài sản bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy tín dụng an toàn, bền vững và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

TS Lê Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội đánh giá, tín chỉ carbon là công cụ quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, nhưng việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với tín chỉ carbon vẫn chưa có quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam.

Xem xét tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm
Quang cảnh hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay”. Ảnh: HOÀNG GIÁP

Chia sẻ kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thị Vân Anh, Trưởng phòng Cao cấp Khối ESG - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thuế và Tư vấn KPMG Việt Nam cho biết, tại Thái Lan, tín chỉ carbon có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các khoản vay, đặc biệt là các dự án đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu, cung cấp một cách đo lường và quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu. 

Còn tại thị trường châu Âu, một số quốc gia thành viên EU (như Pháp) đã phân loại EUA (Chứng chỉ phát thải của Liên minh châu Âu) là tài sản vô hình có thể chuyển nhượng, cho phép sử dụng nó làm tài sản thế chấp hoặc tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã triển khai các biện pháp để giảm rủi ro khí hậu trong hoạt động tín dụng, bao gồm việc hạn chế tài sản có lượng phát thải cao được sử dụng làm tài sản bảo đảm. 

ANH VIỆT

Tin mới

Quân sự thế giới hôm nay (4-7): Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo K-6
Quân sự thế giới hôm nay (4-7): Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo K-6

Quân sự thế giới hôm nay (4-7) có những nội dung sau: Đức bắn thử thành công tên lửa tấn công hải quân từ bệ phóng tên lửa MARS 3; Ba Lan hạ thủy tàu trinh sát vô tuyến điện tử Jerzy Rozycki; Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo K-6.

Giá vàng chiều nay (4-7): Giảm mạnh
Giá vàng chiều nay (4-7): Giảm mạnh

Chiều nay (4-7), giá vàng giảm mạnh ở hầu hết các thương hiệu.

TP Hồ Chí Minh: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng khá
TP Hồ Chí Minh: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng khá

Ngày 4-7, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá tình hình, kết quả kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025, theo hình thức trực tiếp tại trụ sở UBND thành phố và trực tuyến đến 168 phường, xã, đặc khu.

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) – đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.

Đẩy mạnh cải cách vì một chính quyền phục vụ nhân dân
Đẩy mạnh cải cách vì một chính quyền phục vụ nhân dân

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6-2025, nhiều nội dung trọng tâm được công bố, trong đó có vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm: Việc vận hành chính quyền địa phương hai cấp.

Bản tin nông sản hôm nay (4-7): Giá cà phê giảm, hồ tiêu tăng nhẹ
Bản tin nông sản hôm nay (4-7): Giá cà phê giảm, hồ tiêu tăng nhẹ

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ, trong khi giá hồ tiêu dự báo tăng nhờ thỏa thuận thương mại Việt - Mỹ, giá lúa gạo biến động.