• Click để copy

Ý nghĩa của việc chuyển từ “Trường đại học” lên “Đại học”

Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội đã thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người thắc mắc sự “đổi tên” này có ý nghĩa như thế nào?

Về tên gọi, có thể sẽ khó phân biệt đối với nhiều người vì trong ngôn ngữ hằng ngày, đa số không phân biệt chính xác hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục đại học, "Đại học" và "Trường Đại học" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tiến sĩ Luật Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long – CEA Thăng Long cho biết việc chuyển “Trường Đại học” thành “Đại học” không đơn giản là việc chuyển tên cơ sở giáo dục đại học mà là chuyển mô hình hoạt động từ đơn lĩnh vực sang đa lĩnh vực, phải có sự phát triển cả chiều rộng về quy mô đến chiều cao về trình độ đào tạo, thể hiện năng lực tự chủ cao, có khả năng đào tạo, nghiên cứu liên ngành...

Ý nghĩa của việc chuyển từ “Trường đại học” lên “Đại học”

Thí sinh tìm hiểu thông tin vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Hà Thu.

Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học này thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và quy định pháp luật có liên quan. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hơn 66 năm xây dựng và phát triển của Bách khoa Hà Nội, phù hợp với chủ trương của Đảng, của Chính phủ và xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới.

Theo thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội, sự chuyển đổi này đã được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài ở Bách khoa Hà Nội, được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của nhà trường qua nhiều thế hệ.

So sánh mô hình của Đại học Bách khoa Hà Nội với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hay các Đại học vùng, TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: Đại học này về cơ bản cũng giống với các Đại học khác ở chức năng nhiệm vụ và quyền tự chủ chung của Đại học nên về cơ cấu tổ chức cũng có một số nét tương đồng, phù hợp với chức năng chung và thể hiện năng lực tự chủ tương tự như nhau. Tuy nhiên, điểm rất khác biệt giữa Đại học Bách khoa Hà Nội với các Đại học Quốc gia, Đại học vùng là: Đại học Quốc gia, Đại học vùng được thành lập và hoạt động trên nền tảng của các trường Đại học thành viên, là những trường Đại học do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ phù hợp với năng lực tự chủ theo quy định của pháp luật đối với trường Đại học và quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học.

Còn Đại học Bách khoa Hà Nội hình thành trên cơ sở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển, lớn mạnh, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật: Đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học; có ít nhất 3 trường thuộc trường đại học đã được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý.

Như vậy, các trường đào tạo thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội không phải là trường Đại học thành viên, không có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ của một trường Đại học như trong các Đại học Quốc gia, Đại học vùng. 

Toàn thể Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn là một Đại học thống nhất, theo quy chế tổ chức và hoạt động chung. Phạm vi tự chủ của các trường đào tạo thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội phụ thuộc vào sự phân cấp của Đại học Bách khoa Hà Nội và năng lực tự chủ của các trường này.

Về vấn đề này, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin: Đơn vị thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm “Một Bách khoa Hà Nội”. Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn Đại học. Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của Đại học.

Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) 2023, Bách khoa Hà Nội nằm trong nhóm 33% các đại học tốt nhất châu Á. Tổ chức QS xếp Bách khoa Hà Nội vào nhóm các trường đại học công có quy mô đào tạo rất lớn và mức độ nghiên cứu rất cao. Còn trong Bảng xếp hạng đại học khu vực Đông Nam Á mới được công bố năm nay, Bách khoa Hà Nội xếp thứ 54 trong số các đại học tốt nhất của khu vực.

KHÁNH HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3
Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.