3 nước AUKUS lần đầu tiên tập trận quy mô lớn
Ngày 25-10, tại vịnh Jervis của Australia, cuộc tập trận đầu tiên giữa liên quân Australia, Anh và Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận AUKUS đã bắt đầu diễn ra với sự ra mắt của 30 phương tiện tác chiến không người lái tiên tiến nhất hiện nay của 3 nước.
Theo trang web của Bộ Quốc phòng Australia, đây là cuộc tập trận đầu tiên theo sáng kiến an ninh hàng hải trong khuôn khổ trụ cột thứ hai của thỏa thuận AUKUS. Trụ cột thứ hai là hợp tác phát triển “các năng lực quốc phòng tân tiến” liên quan tới 8 lĩnh vực gồm: Các năng lực dưới biển, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, các năng lực mạng tân tiến, các năng lực siêu thanh và chống vũ khí siêu thanh, tác chiến điện tử, đổi mới sáng tạo và chia sẻ thông tin.
![]() |
Tàu ngầm không người lái Ghost Shark cỡ lớn của Australia tham gia tập trận. Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia |
Cuộc tập trận cũng được coi là cuộc trình diễn năng lực quân sự tiên tiến đầu tiên trên quy mô lớn của 3 nước đối tác AUKUS, nhằm tăng cường phát triển năng lực tiên tiến, cải thiện khả năng tương tác và tăng cường sự tinh vi cũng như quy mô của các hệ thống tự động trong chiến tranh hiện đại. Một trong những mục tiêu chính của cuộc tập trận là chứng minh khả năng tương tác của các hệ thống quân sự khác nhau.
Đây cũng là lần đầu tiên các đối tác của AUKUS thử nghiệm khả năng kiểm soát chiến thuật-khả năng để 3 nước điều khiển từ xa một trong những phương tiện tự hành của đồng minh. Người đứng đầu hoạt động nghiên cứu và kỹ thuật quốc phòng của quân đội Mỹ John Pitt cho biết, cuộc tập trận là cơ hội để kiểm tra giới hạn của công nghệ mới.
Thông qua những thử nghiệm và diễn tập lần này, các đối tác của AUKUS đang thử nghiệm và hoàn thiện hơn nữa khả năng vận hành chung các hệ thống hàng hải không người lái, chia sẻ và xử lý dữ liệu hàng hải từ cả 3 quốc gia, đồng thời cung cấp nhận thức về lĩnh vực hàng hải theo thời gian thực để hỗ trợ việc ra quyết định.
Bộ Quốc phòng Australia khẳng định, các hệ thống được trình diễn trong cuộc tập trận Autonomous Warrior sẽ cung cấp khả năng tấn công và tình báo, giám sát, trinh sát liên tục cho các nước đối tác. Các khả năng tiên tiến do Australia phát triển được thử nghiệm bao gồm tàu lượn tấn công tầm xa OWL-B; tàu mặt nước không người lái Bluebottle; tàu ngầm tự hành dưới nước cỡ lớn Ghost Shark và tàu ngầm không người lái cỡ lớn Speartooth. Những công nghệ này đi đầu trong các năng lực tiên tiến của Australia và thể hiện cam kết của chính phủ đối với việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng và đổi mới sáng tạo tại Australia. Về phía Mỹ, quân đội nước này đã thử nghiệm một loạt công nghệ mới, bao gồm các tàu biển tự hành và máy bay như khinh khí cầu tầm cao.
Nhật Bản là quốc gia đối tác duy nhất được mời tham dự cuộc tập trận với tư cách quan sát viên. Theo hãng ABC của Australia, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết về ưu tiên và mong muốn mở rộng cũng như làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác trong tương lai với Nhật Bản trong khuôn khổ AUKUS. Việc Nhật Bản có tham gia cuộc tập trận tiếp theo hay không vẫn chưa được xác định, nhưng theo quan chức này, Hiệp ước AUKUS cuối cùng có thể bao gồm cả Nhật Bản cho trụ cột thứ hai.
Hiện đang có nhiều suy đoán về việc Nhật Bản có khả năng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên được Mỹ, Anh và Australia mời tham gia trụ cột thứ hai của AUKUS cho một số dự án công nghệ quốc phòng tiên tiến.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles nhấn mạnh, thông qua trụ cột thứ hai của AUKUS, 3 nước Australia, Anh và Mỹ đang hợp tác với nhau để phát triển năng lực tiên tiến, tăng cường răn đe và thúc đẩy an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, nhằm hỗ trợ trật tự dựa trên luật lệ toàn cầu. Cuộc tập trận là một minh chứng rõ ràng và thực tế về sự tiến bộ đang được thực hiện theo trụ cột thứ hai của AUKUS. Đây là cơ hội để không chỉ 3 nước mà các đối tác cùng khai thác, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đổi mới và cơ sở công nghiệp quốc phòng.
XUÂN PHONG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.