• Click để copy

39 nhà thầu trúng thầu gói thuốc chữa bệnh, tiết kiệm 1.337 tỷ đồng

Số danh mục thuốc trúng thầu đều là các thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn như: Kháng sinh, điều trị tim mạch, ung thư, tiêu hóa, tiểu đường... với số tiền tiết kiệm lên tới hơn 1.337 tỷ đồng. Trong tháng Tám này, Hội đồng tiếp tục đàm phán đối với các đơn vị thuốc biệt dược gốc còn lại để sớm có các loại thuốc đặc trị cho người bệnh.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022-2023.

Công bố và trao quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Ảnh VOV.vnCông bố và trao quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Ảnh VOV.vn.

Đáng chú ý, số danh mục thuốc trúng thầu đều là các thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn như: Kháng sinh, điều trị tim mạch, ung thư, tiêu hóa, tiểu đường... với số tiền tiết kiệm lên tới hơn 1.300 tỷ đồng.

Dù số thuốc trúng thầu đa dạng và đạt số lượng lớn, song qua đợt đấu thầu tập trung quốc gia này, các nhà thầu và cơ quan quản lý đã đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong công tác này.

Từ 72 nhà thầu tham gia đấu thầu tập trung Quốc gia, đã có 39 nhà thầu trúng các gói thầu số 1, 2, 3 cung ứng thuốc cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Đáng chú ý, các thuốc dự thầu đấu thầu tập trung cấp quốc gia là thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn, đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, được sản xuất tại các nước Châu Âu như: Pháp, Áo, Đức, Italia, Romani, Tây Ban Nha... và Việt Nam.

Theo kết quả đấu thầu tập trung thuốc quốc gia được công bố, giá thuốc trúng thầu hầu hết đều giảm so với giá trúng thầu tại các cơ sở y tế trong năm trước, với tỷ lệ giảm giá trung bình là 17,25% (tương đương với 1.337 tỷ đồng).

Ông Trần Thọ Thành, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 cho biết: Sau khi có kết quả trúng thầu, ký hợp đồng, Công ty sẽ cung ứng thuốc sớm nhất đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, theo ông Trần Thọ Thành, hiện kế hoạch sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế để đấu thầu chưa sát với thực tế khiến các nhà thầu phải chịu thiệt hại.

Ảnh minh họa internet39 nhà thầu trúng thầu gói thuốc chữa bệnh, tiết kiệm 1.337 tỷ đồng. Ảnh minh họa internet.

“Nhà thầu không cung ứng được mặt hàng bị xử phạt, có thể bị trừ bảo lãnh hợp đồng nhưng khi các đơn vị không sử dụng thì không có một ràng buộc trách nhiệm nào. Chúng tôi mong có cơ chế chính sách để cả 2 bên đều có trách nhiệm trong sử dụng thuốc điều trị cho nhân dân”, ông Trần Thọ Thành nói.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại và dịch vụ Thăng Long cho rằng, việc đấu thầu thuốc tập trung không chỉ Việt Nam mà các nước Thái Lan, Trung Quốc đang thực hiện hiệu quả, giúp tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, thực tế đấu thầu tập trung tại nước ta cũng cho thấy chỉ những nhà thầu lớn, có quy mô mới có cơ hội đấu thầu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia cho rằng, nguồn nhân lực mỏng cùng nhiều biến động của ngành thời gian qua khiến việc rà soát số lượng nhu cầu thuốc của tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc mất nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng đến tiến độ đấu thầu. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn này đang được tháo gỡ để giải quyết tình trạng thiếu thuốc sớm nhất cho người bệnh.

“Đối với các cơ sở y tế chúng tôi sẽ rà soát trên cơ sở năm trước thực tế sử dụng thế nào, việc thanh toán ra sao để cân nhắc lượng thuốc mời thầu vào năm kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có báo cáo hàng quý cơ sở y tế để thúc đẩy quá trình thực hiện hợp đồng, đối với nhà thầu báo cáo hàng tháng. Thứ hai, các nhà thầu được yêu cầu phải có dự trù thuốc theo tháng, cho nên có những nhà thầu có tỷ lệ sử dụng trên 95% so với nhu cầu ban đầu chúng tôi đã mời thầu, còn lượng sử dụng ít cũng chỉ rất ít” - bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo nói.

Để tiếp tục giải quyết tình trạng thiếu thuốc, Hội đồng Đàm phán giá, Bộ Y tế đang tích cực tiến hành đàm phán giá đối với 62 thuốc biệt dược gốc có số lượng, nhu cầu sử dụng lớn, có giá trị trên 100 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế. Trong tháng Bảy vừa qua, Hội đồng Đàm phán giá thuốc đã đàm phán thành công 19/62 thuốc biệt dược gốc, với giá trị giảm giá là 1.223 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá trung bình đạt 22,8%.

Với tổng giá trị trúng thầu là 6.292 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá là 17,52% (tương đương với 1.337 tỷ đồng) đây là lần đầu tiên Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia tổ chức đấu thầu các thuốc có số lượng sử dụng lớn tại tất cả các tuyến cơ sở khám, chữa bệnh (thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hóa, tim mạch) thuộc Danh mục kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BYT.

Q.N.H (t/h)

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.