• Click để copy

7 tháng năm 2023: Hà Nội "hút" gần 2,3 tỷ USD vốn FDI

7 tháng năm 2023, thành phố Hà Nội thu hút 2,282 tỷ USD vốn FDI; trong đó: đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt 97,5 triệu USD; 108 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 193,5 triệu USD; 190 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 1,991 tỷ USD.

Theo UBND thành phố Hà Nội, trong tháng 7, thành phố Hà Nội có 37 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 22,2 triệu USD; 18 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 24,5 triệu USD; 1 dự án điều chỉnh giảm vốn 40 triệu USD (Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử Meiko tại Khu công nghiệp Quang Minh); nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 19 lượt, đạt 10,4 triệu USD.

Nhờ thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp, những tháng gần đây nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng.

Tính chung 7 tháng năm 2023, thành phố thu hút 2,282 tỷ USD vốn FDI; trong đó: Đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt 97,5 triệu USD; 108 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 193,5 triệu USD; 190 lượt nhà  đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 1,991 tỷ USD (trong đó 1 lượt  giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo mua cổ phiếu của VPBank trên  sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1.500 triệu USD). 

Thành phố Hà Nội cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút vốn trong và ngoài nước cho phát triển. Thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo động lực và bổ trợ cho nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. 

Nhờ thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp, những tháng gần đây nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng. Ảnh minh họa: TTXVN 
Nhờ thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp, những tháng gần đây nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng. Ảnh minh họa: TTXVN 

Trong tháng 7, thành phố có 2.387 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11%; 293 doanh nghiệp giải thể, tăng 2%; 1.729 doanh nghiệp đăng  ký tạm ngừng hoạt động, tăng 59%; 760 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 8%.

Như vậy, 7 tháng năm 2023, Hà Nội có 18,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% về số doanh nghiệp nhưng  giảm 12% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 2,1 nghìn doanh nghiệp giải thể, giảm 2%; 15,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 25%; 5,9 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 18%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 

Nhờ các doanh nghiệp, các khu cụm công nghiệp của Hà Nội tiếp tục nỗ lực hoạt động hiệu quả nên góp phần giải quyết tốt lao động việc làm trên địa bàn.

Trong tháng 7, thành phố giải quyết việc làm cho hơn 19,3 nghìn lao động, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó 2,4 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 116,1 tỷ đồng; 1,6 nghìn lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm; 15,3 nghìn lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao  động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức  khác.

Tính chung 7 tháng năm 2023, thành phố giải quyết việc làm cho 132,8 nghìn lao động, đạt 81,9% kế hoạch năm và bằng 96,7% cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 48,1 nghìn người với số tiền hỗ trợ 1.356 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 585 người với số tiền gần 2,7 tỷ đồng.

UYÊN MINH

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.