• Click để copy

Bất cập trong thực hiện quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện và xử lý tài sản

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa đã nêu kiến nghị xem xét sửa đổi quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện để thành lập Hội đồng định giá, mời các thành viên Hội đồng tham gia định giá tang vật vi phạm hành chính. Cũng như cần có quy định cụ thể trong việc định giá lại tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành do giá khởi điểm ban đầu của tài sản quá cao so với giá trị thực của tài sản.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện: Điểm a khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định:“Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật”. Tại khoản 3 Điều 60 quy định: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thi thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ”.

Việc quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện là quá ngắn, khó thi hành khi việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phải thực hiện thành lập Hội đồng định giá, mời các thành viên Hội đồng tham gia định giá.

Về xử lý tài sản: Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, ngày 26-12-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành, cụ thể: “Tổ chức đấu giá lại đối với trường hợp đấu giá lần đầu không thành hoặc bán cho người duy nhất trong trường hợp khi đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá; nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá; nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá từ lần thứ hai trở lên...”.

Tuy nhiên, nếu tổ chức đấu giá lại nhưng vẫn giữ nguyên giá khởi điểm cao như ban đầu thì nguy cơ dẫn đến việc đấu giá không thành là rất cao.

Hiện nay, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào về giảm giá tài sản để đấu giá tiếp trong trường hợp đã tổ chức đấu giá nhưng không thành do giá khởi điểm quá cao. Trong khi đó, khoản 8 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lại có quy định cụ thể về việc giảm giá đối với trường hợp bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá, cụ thể: "Trường hợp hết thời hạn niêm yết giá, mà không có người đăng ký mua thì người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản xem xét, quyết định giảm giá bán tài sản để tổ chức bán lại theo nguyên tắc mỗi lần giảm không quá 10% giá niêm yết của lần trước liền kề...".

Vì thế, các tổ chức có tài sản công đưa ra đấu giá rất lúng túng trong việc có nên giảm giá tài sản để đấu giá tiếp hay không. Và thủ tục thực hiện việc giảm giá tài sản công thực hiện như thế nào. Nếu không giảm giá thì sẽ không bán được tài sản, khi giảm giá thì thực hiện như thế nào. Và nếu thủ tục giảm giá tài sản công để đấu giá lại được thực hiện như khâu định giá ban đầu thì vừa tốn chi phí, vừa kéo dài thời gian trong việc đấu giá tài sản công, làm chậm trễ việc thu ngân sách của Nhà nước.

BCĐ 389 tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi: Khoản 3 Điều 60 về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiệnđể thành lập Hội đồng định giá, mời các thành viên Hội đồng tham gia định giá tang vật vi phạm hành chính. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét: Cần phải có quy định cụ thể trong việc định giá lại tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành do giá khởi điểm ban đầu của tài sản quá cao so với giá trị thực của tài sản.

Phan Anh

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.