• Click để copy

Bầu cử Mỹ 2024: Lý do bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11

Thứ Ba, ngày 5-11 tới, cử tri Mỹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, bỏ phiếu bầu chọn người đứng đầu đất nước. Tại Mỹ, ngày bầu cử luôn diễn ra vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11.

Bầu cử Mỹ luôn diễn ra vào giữa mùa thu

Không giống như Pháp bầu tổng thống vào mùa Xuân, Mỹ luôn bầu người đứng đầu Nhà Trắng vào giữa mùa thu. Truyền thống này bắt nguồn từ một đạo luật năm 1845 ấn định cuộc bầu cử “đại cử tri” - những cá nhân chịu trách nhiệm bầu tổng thống dựa trên số phiếu phổ thông ở các bang tương ứng với họ, vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Nhưng tại sao lại có sự lựa chọn này?

Trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII, Mỹ khi đó vẫn là nước nông nghiệp, việc đi lại của người dân rất khó khăn, đường dài, đôi khi nguy hiểm. Do đó, cần phải tìm ra thời điểm thích hợp trong năm để nông dân có thể rời khỏi trang trại và cánh đồng của họ ít nhất một ngày.

Bầu cử Mỹ 2024: Lý do bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn diễn ra vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Ảnh: Zuma Press 

David Greenberg, giáo sư lịch sử tại Đại học Rutgers (bang New Jersey), giải thích: “Tháng 11 có vẻ là một lựa chọn hợp lý vì thời tiết tương đối tốt và vụ thu hoạch đã kết thúc”. Đó là cơ hội tốt để thực hiện những chuyến đi dài đến thành phố để bỏ phiếu.

Cuộc cách mạng điện báo

Cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, các bang được tự do ấn định ngày bầu cử của riêng mình miễn là ngày đó rơi vào trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, khi cử tri đoàn họp. Kết quả: Cuộc bầu cử tổng thống kéo dài nhiều ngày. Năm 1844, bầu cử tổng thống Mỹ kéo dài từ ngày 1-11 đến ngày 4-12.

Nhưng sự phát triển của điện báo đã thay đổi tình hình. GS David Greenberg giải thích: “Những nơi bỏ phiếu cuối cùng có thể thấy ngay kết quả ở phần còn lại của đất nước nhờ sự phát triển của công nghệ này”. Để tránh làm sai lệch kết quả cuộc bỏ phiếu, năm 1845, Quốc hội đã quyết định thông qua luật ấn định một ngày thống nhất ở cấp quốc gia cho cuộc bầu cử tổng thống (một điều khoản sau này được mở rộng cho các cuộc bỏ phiếu khác).

Ngoài việc ấn định bầu cử vào tháng 11, Quốc hội Mỹ còn chọn thứ Ba làm ngày bầu cử. Sự lựa chọn này không phải ngẫu nhiên. Tổ chức vào dịp cuối tuần là bất hợp lý vì hầu hết mọi người đi nhà thờ vào Chủ nhật, còn thứ Tư là ngày họp chợ của nông dân. Thứ Hai cũng không được áp dụng vì cử tri sẽ phải hy sinh ngày Chủ nhật của mình để đến phòng bỏ phiếu. Vì vậy, thứ Ba dường như là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm đó.

Cơn sốt “bỏ phiếu sớm”

Ngày nay, quyết định một ngày bầu cử quốc gia đang bị thách thức. Trong tuần, đôi khi người dân rất khó để xin nghỉ làm để đi bầu cử, nhất là khi phải xếp hàng hàng giờ để điền vào “lá phiếu” của mình. Cử tri hiện ủng hộ đối với việc “bỏ phiếu sớm”, vốn phát triển trong thời kỳ đại dịch Covid-19 nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại các điểm bầu cử. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, gần 100 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu trước, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp, thay vì đi bỏ phiếu vào ngày 3-11-2020.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, hàng triệu người Mỹ trên khắp đất nước đã bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn, mặc dù ngày bầu cử chính thức là ngày 5-11. Trước đó, kể từ ngày 11-9, một số bang đã cho phép cử tri bỏ phiếu sớm. Các bang như: Alabama, Minnesota, Michigan, Mississippi cho phép cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống qua thư.

Để thực hiện quyền công dân của mình, các cử tri phải đăng ký để nhận được các tài liệu cần thiết, trước khi gửi phiếu bầu qua đường bưu điện. Đối với các tiểu bang khác như: Nam Dakota hoặc Arizona, kể từ ngày 9-10, cử tri ở đây cũng có thể trực tiếp bỏ phiếu sớm, miễn là họ đã đăng ký trong danh sách bỏ phiếu sớm.

Do đó, ngày nay nhiều người không còn gọi “ngày bầu cử”, thay vào đó gọi là “mùa bầu cử” ở Mỹ.

PHƯƠNG LINH (theo Cnews)

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.