Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Số tiền huy động lập kỷ lục mới; hoạt động bỏ phiếu có trục trặc
Theo CNN, trong ngày 5-11 (theo giờ địa phương), quá trình bầu cử tại hạt Cambria, bang Pennsylvania đã bị kéo dài do phần mềm tính toán phiếu bầu gặp trục trặc ở một số nơi.
“Sáng sớm nay, Hội đồng bầu cử hạt Cambria thông báo về trục trặc phần mềm của hệ thống bỏ phiếu điện tử đã khiến cử tri không thể thực hiện nghĩa vụ công dân. Vì vậy, quá trình bỏ phiếu tại khu vực này đã bị kéo dài hơn dự kiến”, Văn phòng hành chính hạt Cambria tuyên bố.
Tuyên bố trên cũng nhấn mạnh rằng, bất chấp vấn đề kỹ thuật, tất cả các lá phiếu do cử tri điền sẽ được chấp nhận và kiểm đếm, đồng thời tất cả dữ liệu bầu cử sẽ được giữ bí mật.
![]() |
Công dân đi Mỹ đi bỏ phiếu tại các điểm bầu cử. Ảnh: Reuters |
Thời tiết xấu làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu ở bang Missouri
Những trận mưa lớn đổ xuống trong ngày 5-11 ở bang Missouri đã gây khó khăn cho việc tiếp cận các điểm bỏ phiếu ở thành phố Saint Louis.
Từ 6 giờ sáng, nhiều cử tri Mỹ đã cố gắng tới các điểm bầu cử. Những trận mưa lớn đã khiến nước nhiều dòng sông dâng cao và gây ngập lụt cục bộ. Tại hạt South County, nước lụt đã khiến 2 người thiệt mạng, giao thông công cộng khu vực bị gián đoạn. Còn tại hạt Saint Louis, mưa lớn gây mất điện và các điểm bỏ phiếu phải sử dụng máy phát điện dự phòng để duy trì hoạt động bầu cử.
Việc kiểm phiếu tại bang chiến trường Pennsylvania sẽ nhanh hơn cuộc bầu cử năm 2020
Trong khi cuộc bầu cử đang diễn ra, Thống đốc bang Pennsylvania, Josh Shapiro, tự tin tuyên bố, việc kiểm phiếu ở bang trọng điểm này sẽ mất ít thời gian hơn so với năm 2020. Tại bang quan trọng này, trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden đã giành chiến thắng trước ứng cử viên Donald Trump với chỉ 100.000 phiếu trên tổng số 7 triệu phiếu bầu phổ thông.
![]() |
Ứng cử viên Đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Reuters |
Chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ đã huy động được gần 16 tỷ USD
Theo số liệu của tổ chức OpenSecrets, các ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đã phá kỷ lục gây quỹ khi huy động được 15,9 tỷ USD.
Nguồn tài chính này tính cả số tiền kêu gọi của các ứng cử viên tổng thống và chính trị gia tranh cử vào Quốc hội Mỹ; vượt kỷ lục số tiền được huy động ở cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 (15,1 tỷ USD) và gấp đôi con số của cuộc bầu cử năm 2016 (6,5 tỷ USD).
Phần lớn số tiền ủng hộ, khoảng 10,5 tỷ USD được chi cho các chiến dịch quảng cáo và vận động tranh cử. Chiến dịch tranh cử của ông Trump và bà Harris đã chi tổng cộng 2,6 tỷ USD cho quảng cáo từ ngày 1-3 đến ngày 1-11. Cùng với đó, 1,6 tỷ USD và 993 triệu USD được chi cho các hoạt động tranh cử của các chính trị gia Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Theo AdImpact, dù người Mỹ ngày càng dành nhiều thời gian trên các nền tảng số, nhưng mạng xã hội chỉ chiếm 17% chi tiêu quảng bá của hai ứng cử viên. Đảng Dân chủ đã chi 132,4 triệu USD cho mạng xã hội Meta (Facebook và Instagram), so với 24,7 triệu USD của Đảng Cộng hòa; Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ chi cho nền tảng mạng xã hội X 1,1 triệu USD và khoảng 150.000 USD.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, Phó tổng thống Kamala Harris đã kêu gọi được nhiều quỹ nhất với hơn 1 tỷ USD, trong đó các nhà tài trợ cá nhân đóng góp 40%.
Chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huy động được 382 triệu USD với 28% từ các nhà tài trợ cá nhân. Ủy ban hỗ trợ bầu cử của ông Trump đã quyên góp được 694 triệu USD. Người đóng góp nhiều nhất cho ông Trump và các chính trị gia Đảng Cộng hòa là doanh nhân Timothy Mellon, một chủ ngân hàng 82 tuổi với 197 triệu USD. Người sáng lập Tập đoàn Tesla và SpaceX, Elon Musk, cũng như các cá nhân Richard và Elizabeth Uihlein, Miriam Adelson và Kenneth Griffin đã đóng góp hơn 100 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng hòa.
TUẤN SƠN (theo CNN, Lenta…)
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.