• Click để copy

Bế mạc tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023

Sau khoảng thời gian hai tuần, khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) năm 2023 đã bế mạc chiều 30-8 tại Hà Nội.

Bế mạc tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023
Một tiết mục văn nghệ do các giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tập huấn biểu diễn tại lễ bế mạc. 

Khóa tập huấn, do Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức, là một trong những hoạt động gắn với công tác cộng đồng, có đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố, phát triển các tổ chức và các hoạt động về tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2013, các khóa tập huấn này cho đến nay đã thu hút sự tham gia của hơn 800 giáo viên NVNONN.

Bế mạc tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023
Trao chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn cho các giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài. 

Phát biểu bế mạc, ông Mai Phan Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN nhấn mạnh ngôn ngữ là công cụ truyền tải văn hóa, tri thức, truyền thống. Trong bối cảnh cộng đồng NVNONN ngày càng phát triển mạnh mẽ, công tác giữ gìn, lan tỏa tiếng mẹ đẻ trở nên vô cùng cấp thiết, luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, coi trọng.

Ông Mai Phan Dũng ghi nhận, đánh giá cao và bày tỏ sự trân trọng đối với các thế hệ cộng đồng NVNONN đã tích cực tình nguyện tham gia giữ gìn, lan tỏa tiếng Việt trong những năm qua. Đánh giá khóa tập huấn đã thành công toàn diện về mọi mặt, ông Mai Phan Dũng bày tỏ tin tưởng khóa tập huấn sẽ góp phần giúp các giáo viên nâng cao thêm trình độ, qua đó đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng NVNONN trong thời gian tới.

Là một trong hơn 60 giáo viên NVNONN tham gia khóa tập huấn năm nay, cô Trần Thị Hồng Hạnh, kiều bào tại Đài Loan (Trung Quốc) cho biết đã gặt hái được những kiến thức bổ ích sau hai tuần tập huấn. “Chúng tôi nhận thức được trọng trách của mình là truyền đạt cho con cháu chúng ta tại nước ngoài những kiến thức đó. Giữ gìn tiếng Việt chính là giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu tiếng Việt chính là yêu văn hóa Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam. Chúng tôi nguyện sẽ cố gắng hết sức mình hoàn thành trọng trách này”, cô Hạnh bày tỏ.

Tham gia khóa tập huấn năm nay, được tận mắt chứng kiến một Việt Nam ngày càng phát triển, cô Phạm Thị Việt, kiều bào tại Thái Lan chia sẻ bản thân càng thêm tự hào về quê hương, đất nước mình. “Giữ gìn, lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN là điều rất quan trọng. Tiếng Việt còn thì người Việt còn”, cô Việt nhấn mạnh.

Tin, ảnh: HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).