• Click để copy

Biến rác thải nông nghiệp thành nhiên liệu sinh học

Theo Tân Hoa xã, mỗi buổi sáng, cô Sheeba Kwagala, 20 tuổi và đồng nghiệp của cô đến một khu bảo tồn ở thủ đô Kampala của Uganda để nghiền rác thải nông nghiệp làm than bánh.

Chia sẻ về quy trình sản xuất than bánh, cô Kwagala cho biết: “Chúng tôi nghiền nát chất thải nông nghiệp, sau đó trộn với đất sét và mật đường. Chúng tôi cho hỗn hợp vào máy tạo thành than bánh. Học cách làm than bánh rất dễ và tôi chia sẻ kỹ năng của mình với những phụ nữ khác”. Thông qua tổ chức Set Her Free, một tổ chức phi chính phủ địa phương trao quyền cho những phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương, cô Kwagala và các nhà sản xuất than bánh khác ở Uganda cung cấp than bánh cho các nhà hàng, trường học và một số tổ chức khác.

Biến rác thải nông nghiệp thành nhiên liệu sinh học
Sheeba Kwagala (bên trái) và đồng nghiệp làm than bánh tại khu bảo tồn ở Kampala, Uganda. Ảnh: Tân Hoa xã 

Than bánh, một nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học rắn, được cho là giúp tiết kiệm năng lượng hơn gỗ hoặc than củi vốn chủ yếu được sử dụng ở Uganda. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), sinh khối là nguồn năng lượng chính ở Uganda, chiếm 94% tổng năng lượng được sản xuất. Trong tổng lượng sinh khối tiêu thụ, gỗ chiếm khoảng 80%, than củi chiếm 10% và phế phẩm cây trồng chiếm 4%. Tại quốc gia Đông Phi này, có 9 trong số 10 hộ gia đình sử dụng củi hoặc than củi để nấu ăn.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng sử dụng than bánh có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng, lên tới 30-40% so với nhiên liệu không tái tạo. Điều đó khiến than bánh trở thành lựa chọn có lợi về mặt kinh tế. Ngoài ra, sử dụng than bánh cũng góp phần bảo vệ môi trường. Ông Robert Agaba, người đứng đầu chương trình tại Set Her Free cho biết, ngày càng nhiều cơ sở chuyển sang sử dụng than bánh thay vì gỗ và than củi. Ông Michael Kalyesubula, đầu bếp tại một nhà hàng ở Kampala cho biết, hiện nay ông thích sử dụng than bánh thay vì than củi. Ông Kalyesubula nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng sử dụng than bánh giúp bảo vệ môi trường”. Ông cũng nói thêm rằng việc sử dụng than bánh đã giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí năng lượng. Nhà hàng này từng chi 65.000 shilling Uganda (khoảng 17USD) mỗi ngày cho than củi, nhưng giờ đây họ chỉ chi 12.000 shilling Uganda cho than bánh để nấu bữa ăn cho khoảng 165 người.

ANH NGUYỄN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.