Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại
Việt Nam đang đối mặt với hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục đưa ra cảnh bảo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với các vụ điều tra.
Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đối mặt với 252 vụ điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường. Trong đó, có 138 vụ chống bán phá giá, 50 vụ tự vệ, 37 vụ chống lẩn tránh và 27 vụ chống trợ cấp, TTXVN đưa tin.
![]() |
Tính đến nay, cơ quan tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc khởi xướng từ năm 2023, khởi xướng 1 vụ mới và tiếp nhận 7 hồ sơ đề nghị mới.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường năng lực phòng vệ thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế phối hợp, chủ động theo dõi và bảo vệ lợi ích cho các ngành sản xuất trong nước.
Mặt khác, Bộ tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, tăng cường thông tin và phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.
Dự báo từ Bộ cho biết xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024, dẫn đến nhiều vụ điều tra hơn, đặc biệt là đối với mặt hàng chủ lực sang các thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ.
Theo đó, để tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại mới, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vụ việc khởi xướng từ những năm trước.
Bên cạnh đó, nhằm chống lẩn tránh và gian lận, cơ quan này sẽ tăng cường theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ, phát hiện và xử lý doanh nghiệp vi phạm xuất xứ hàng hóa hoặc thực hiện công đoạn sản xuất không cần thiết.
Tin mới
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.