Cần có chế tài đủ mạnh để chống thực phẩm bẩn
Các vụ ngộ độc thực phẩm thời gian qua diễn ra liên tiếp và với quy mô lớn. Lo lắng về tình trạng này, đại biểu Quốc hội đề nghị cần nâng mức xử phạt đối với các sai phạm trong hoạt động kinh doanh về an toàn thực phẩm, nhằm bảo đảm chế tài đủ mạnh, tránh buông lỏng quản lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, có hơn 2.100 người mắc và 6 người tử vong. Trong đó, vừa qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc lớn ở Đồng Nai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc...
![]() |
Thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc. Ảnh: TTXVN |
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) bày tỏ, tình trạng ngộ độc thực phẩm đang diễn ra trên quy mô rộng và loại hình đa dạng như hiện nay. Dư luận đang đặt ra câu hỏi về quy trình quản lý giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng nỗi băn khoăn, đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) nêu: Nguyên nhân để xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể xảy ra liên tục trong thời gian qua là do sự chồng chéo của quy định pháp luật, hay việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. Đề nghị Chính phủ cần có đánh giá rõ hơn để có giải pháp quản lý chặt chẽ trong thời gian tới.
Đối với các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể, có thể nhận thấy, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể trong các trường học, khu công nghiệp rất đa dạng, khó kiểm soát. Thực tế kiểm tra sau các vụ ngộ độc thực phẩm của Bộ Y tế cũng cho thấy, ngộ độc thực phẩm tập thể do một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp lương thực, thực phẩm thu gom nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Thêm vào đó, phương tiện, dụng cụ chế biến, dụng cụ bảo quản thực phẩm nhiều nơi chưa được quan tâm đầu tư.
Còn đối với thức ăn đường phố, có thể nói đây là nơi cung cấp nhiều món ăn ngon, mang lại sự tiện dụng, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Tuy nhiên, xét về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, hầu hết các món ăn đường phố đều không bảo đảm. Ngay cả một số cơ sở dù có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn khó bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cũng không lưu mẫu thực phẩm để kiểm định khi cần. Đáng chú ý, phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, cơ sở kinh doanh thực phẩm đường phố cũng thuộc quản lý của ngành công thương. Từ thực tế trên dễ dàng nhận thấy khoảng trống trong quản lý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân.
Thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Để ngăn chặn tình trạng này, cần sớm tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đường phố, theo hướng nâng mức xử phạt đối với các sai phạm trong hoạt động kinh doanh về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm bảo đảm chế tài đủ mạnh. Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trước hết là nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động; nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất thực phẩm để bảo đảm ý thức hơn về an toàn thực phẩm cung ứng cho người dân và các đơn vị; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong mua và sử dụng thực phẩm, kiên quyết không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
NAM TRỰC
Tin mới
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.