Cần thiết sửa Luật Căn cước công dân, tạo bước đột phá về chuyển đổi số
Ngày 14-4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp. |
Báo cáo tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, qua hơn 7 năm thi hành, Luật Căn cước công dân hiện hành đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, cần thiết phải sửa đổi luật hiện hành để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.
Để cụ thể hóa một số chính sách được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước”.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an: Cần thiết phải sửa đổi Luật Căn cước công dân hiện hành để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. |
Đại diện cơ quan thẩm tra sơ bộ dự án Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, Thường trực Ủy ban nhất trí về sự cần thiết xây dựng Luật Căn cước nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự của công dân; khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số.
Để việc xây dựng, ban hành Luật Căn cước được chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; sớm hoàn thiện ứng dụng tài khoản định danh điện tử; kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tới các bộ, ngành, địa phương, nhất là bảo đảm việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của chính quyền cơ sở cấp xã, cấp huyện, của các tổ chức được giao thực hiện dịch vụ công…
Quang cảnh phiên họp. |
Qua các ý kiến tại phiên họp, kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014; ghi nhận hồ sơ dự án luật về cơ bản bảo đảm các yêu cầu của Điều 64, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện rõ 4 nhóm chính sách đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo luật với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành để bảo đảm tính thống nhất, tuân thủ Hiến pháp; đánh giá kỹ sự tác động của các chính sách, các quy định mới và bảo đảm tính khả thi khi luật được ban hành.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng lưu ý, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau phải được giải trình thấu đáo, có tính thuyết phục, đúng như tinh thần là không để ý kiến nào của đại biểu Quốc hội, của cơ quan thẩm tra mà không được giải trình và đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc đánh giá quá trình đã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến căn cước công dân; tính toán chi phí ngân sách nhà nước bảo đảm việc triển khai tiết kiệm, hiệu quả.
Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi dự án luật đến Ủy ban Quốc phòng và An ninh để tổ chức tại phiên họp toàn thể của Ủy ban theo quy định trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Đồng thời đề nghị Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo chuẩn bị hồ sơ dự án luật tiến hành thẩm tra báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến đại biểu nêu tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án luật thay đổi tên gọi thành Luật Căn cước vì nội dung thay đổi căn bản so với Luật Căn cước công dân năm 2014, sửa đổi tất cả 39 điều, bổ sung 7 điều. Trong dự án luật này, cách thức quản lý công dân thay đổi hoàn toàn, chuyển từ quản lý thủ công trước đây sang quản lý cả thủ công và điện tử. “Luật Căn cước ra đời sẽ gắn liền với Luật Giao dịch điện tử. Nếu luật này không được thông qua thì Luật Giao dịch điện tử rất khó thực hiện vì người dân phải có công cụ, có định danh, phương thức trên điện tử thì mới thực hiện được. Không phải là mấy cơ quan của Chính phủ giao dịch với nhau là trở thành Chính phủ điện tử, quan trọng nhất là mọi người dân đều thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Đây cũng là bước phải thay đổi từ cách thức quản lý xã hội, giao dịch thông thường đến giao dịch điện tử, nếu không, sẽ kìm hãm sự tiến bộ”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
THẢO PHƯƠNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.