• Click để copy

Căng thẳng tại Trung Đông: Hơn 600.000 người tại Lebanon phải di dời

Chính phủ Lebanon đang cân nhắc xây dựng ít nhất 2 khu nhà ở tạm trú cho những người dân phải di dời do xung đột, trong bối cảnh hơn 600.000 người tại nước này đã phải tìm nơi lánh nạn, trong đó có khoảng 350.000 trẻ em.

Phát biểu ngày 9-10, Bộ trưởng Môi trường Nasser Yassin, người đứng đầu đơn vị quản lý thảm họa của chính phủ, cho biết, nhà chức trách đã phác thảo các phương án, trong đó có đề xuất "xây dựng những ngôi nhà lắp ghép hoàn thiện trên một số khu đất công".

Căng thẳng tại Trung Đông: Hơn 600.000 người tại Lebanon phải di dời
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống ngoại ô Beirut, Lebanon ngày 2-10-2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ông nhấn mạnh quyết định này sẽ phụ thuộc vào một số tiêu chí liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng, xã hội và an ninh. Cũng theo quan chức này, một số quốc gia Arập đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Lebanon thực hiện kế hoạch này.

Đây là lần đầu tiên một đề xuất như vậy được đưa ra kể từ khi xung đột giữa Israel và Hezbollah bùng phát trong hơn một năm qua và leo thang mạnh mẽ vào tháng trước. Theo giới chức Lebanon, xung đột đã khiến khoảng 1,2 triệu người ở nước này phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, chủ yếu từ ngày 23-9. Hơn 400.000 người đã tìm nơi ẩn náu tại quốc gia láng giềng Syria, trong khi những người phải di dời trong nước đang ở với người thân, thuê nhà hoặc ngủ ngay trên đường phố.

Theo thống kê, hơn 1.200 người đã thiệt mạng tại Lebanon kể từ ngày 23-9. Ngay cả trước khi xung đột leo thang, Labenon đã phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 5 năm, khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói và chính phủ phải chật vật cung cấp các dịch vụ cơ bản.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.

Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).

Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại

Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.