• Click để copy

Cảnh báo về làn sóng lừa đảo thế hệ 4.0

Một làn sóng lừa đảo thế hệ 4.0 bằng cách đánh cắp video, hình ảnh, rồi cắt ghép và dùng công cụ để tạo Deepfake sẽ khiến người dùng rất dễ bị lừa nếu không có những kiến thức đảm bảo an toàn trên không gian mạng.

 Theo đó, người dùng khi nhận được cuộc gọi, nghe được giọng nói và thấy được hình ảnh qua video call của người thân nhưng vẫn bị lừa chuyển khoản mất tiền, vì đó là do công nghệ, chứ không phải là người thật.

Người dùng vẫn bị lừa dù đã xác minh chéo thông tin

Hiện tại, công nghệ AI, đặc biệt là Deepfake, ngoài phục vụ mục đích hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, thì nó cũng là công cụ để một số thành phần sử dụng với mục đích xấu, như lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, thậm chí làm tin giả dạng video.

Theo chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) Ngô Minh Hiếu, Trung tâm này có nhận được báo cáo về những vụ việc lừa đảo qua videocall từ năm ngoái đến nay.

Theo ông, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang giúp ích rất nhiều trong đời sống của con người. Tuy nhiên những kẻ xấu đã lợi dụng công nghệ AI để tạo ra hình ảnh sao chép giọng nói, từ việc chiếm đoạt tài khoản Facebook, Instagram... sau đó nghiên cứu tin nhắn, cách xưng hô, lịch sử giao dịch... để tạo ra những cuộc gọi giả và lừa tiền người thân, gia đình của tài khoản bị hack, cho đến gọi điện trực tiếp tới người bị hại để dựng lên những tình huống khẩn cấp cần chuyển tiền.

Cụ thể, sau khi hack được Facebook của nạn nhân, kẻ lừa đảo đã chủ động nhắn tin trước để mượn tiền, rồi chủ động gọi videocall tới nạn nhân với đoạn video Deepfake và tắt giữa chừng khoảng một vài giây, sau đó nói do bị mất sóng điện thoại... Lúc này, nạn nhân đã tin tưởng và chuyển khoản tiền vì bên kia đang cần mượn tiền gấp.

Ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT, CEO Công ty cổ phần An ninh mạng thông minh Smart Cyber Security – người đã có gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng tại Bkav cho biết, lừa đảo qua mạng hiện có thể chia thành 2 cách thức chính, đó là giả danh cơ quan điều tra, tòa án... và đánh ‘lòng tham’ của một số nạn nhân (như nhận phần thưởng lớn, dễ dàng kiếm tiền...).

Với 2 cách thức này, có nhiều kịch bản áp dụng khác nhau, trong đó có kịch bản người dùng sẽ được khuyến cáo về việc xác minh chéo thông tin bằng cách gọi videocall. Và chính kẻ lừa đảo đã nghĩ ra cách thức "hóa giải" này để lừa đảo nạn nhân.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Khuyến cáo từ chuyên gia

Theo chuyên gia Ngô Tuấn Anh, người dùng cần cảnh giác không bấm vào các đường link lạ. Nếu chuyển tiền thì có một cách xác minh đơn giản và hiệu quả là xem trên ứng dụng internet banking của ngân hàng có hiển thị đúng thông tin người thân, bạn bè khi gõ số tài khoản thì mới chuyển.

Chuyên gia Ngô Minh Hiếu lưu ý một dấu hiệu để nhận biết và phòng tránh cuộc gọi Deepfake, đó là khuôn mặt của nhân vật trong video thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, hoặc tư thế lúng túng, không tự nhiên, hoặc hướng đầu và cơ thể của nhân vật trong video không nhất quán với nhau.

Những điều này có thể sẽ là điểm rất đáng nghi ngờ, chúng ta nên dừng lại để suy nghĩ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thấy màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí… tất cả điều này khiến video trông rất giả tạo và không tự nhiên.

Âm thanh cũng là một vấn đề có thể xảy ra trong video, có thể âm thanh không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh. Cuối cùng, có thể xảy ra tình huống mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi. Và thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng cuộc gọi, bảo là mất sóng, sóng yếu...

"Các yếu tố kỳ lạ như trên là báo hiệu đỏ của Deepfake. Vì vậy, người sử dụng cần luôn cảnh giác và tuyệt đối bình tĩnh và chủ động xác thực bằng cách gọi điện thoại trực tiếp hoặc facetime ít nhất trên 1 phút. Sau đó đặt ra những câu hỏi cá nhân mà chỉ có mình và người kia biết. Vì Deepfake sẽ không thể giả được một cuộc trò chuyện thật sự trong thời gian thực mà có tính chuẩn xác cao, dù sao cảm xúc hay biểu cảm của AI hay Deepfake vẫn không thể bắt chước được như người thật tính tới thời điểm này", chuyên gia Ngô Minh Hiếu chia sẻ.

Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng

Trong tương lai, không thể lường trước được tội phạm mạng ở Việt Nam sẽ biết nhiều hơn cách làm, cách đánh cắp video, hình ảnh, rồi cắt ghép và dùng công cụ để tạo Deepfake. Lúc đó sẽ tạo ra một làn sóng lừa đảo thế hệ 4.0 mà sẽ khiến nhiều người lâu nay rất khó bị lừa, cũng sẽ dễ dàng là đối tượng bị lừa, nhất là những người ở độ tuổi trung niên trở niên vì họ thiếu nhận thức về an toàn thông tin và khó nhận biết kiểu lừa này, nếu không có được sự chia sẻ hướng dẫn an toàn trên không gian mạng.

Theo ông Ngô Minh Hiếu, cách tốt nhất để tránh bị làm giả Deepfake, người sử dụng nên hạn chế chia sẻ hình ảnh hay video cá nhân lên trên mạng; đồng thời luôn bảo mật tài khoản mạng xã hội, email bằng mật khẩu có độ khó cao.

Nếu bị làm giả Deepfake, người sử dụng nên thông báo ngay lập tức cho mọi người biết và báo cơ quan chức năng tại địa chỉ canhbao.ncsc.gov.vn hoặc báo lên dự án Chống lừa đảo tại đường dẫn https://chongluadao.vn; đồng thời cần nâng cao nhận thức về nhận biết lừa đảo trên không gian mạng tại: dauhieuluadao.com.

Nếu chia sẻ video hay clip trên mạng nên làm méo tiếng của mình, thay bằng tiếng robot hoặc AI voice, để tránh kẻ xấu biết giọng nói thật của mình.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.